Du học không phải nồi nước thánh.
Không phải ai du học cũng có khát vọng kiếm tìm chân lý hay cải tạo thế giới.
Không phải ai du học xong cũng chuyển hóa được bản thân để nâng tầm con người và trí tuệ lên cao.
Đầy bác học nước ngoài đơn giản để rửa cái bằng để về nước thăng tiến trong hệ thống công để kiếm bổng lộc nhiều hơn, oách hơn.
Đi du học cũng không có nghĩa là giỏi ngoại ngữ hay hiểu biết văn hóa nước ngoài vì có vô số bác chỉ chơi với người Việt, nói tiếng Việt và không bao giờ đọc sách về nước sở tại. Và cũng không nhiều người có khả năng đọc được.
Rất nhiều người dù ở lâu ở nước sở tại nhưng không thể nói được, viết được thứ tiếng của người dân ở đó và phải dùng tiếng Anh (rất hạn chế về phạm vi sử dụng).
Người Việt đi du học hay ở quần tụ với nhau như một cái làng và sinh hoạt theo kiểu làng xã. Vui đấy mà cũng dở đấy. Hay xích mích và khó hòa nhập sâu vào đời sống sở tại.
Du học sinh tự túc hay "vừa học vừa làm" thì quần quật mưu sinh ít thời gian giành cho việc học. Nhiều người thuộc nhóm này sai ngay từ tư duy khi nghĩ sang đó là để kiếm tiền. Kiếm tiền bằng cách đó là con đường đầy đau khổ.
Du học sinh quốc phí thì lại thường rơi vào nhóm sau đại học, những người đi học khi đã trưởng thành về giá trị quan và khó thay đổi. Nhiều người vì thế bảo hoàng hơn vua dù sống và làm việc, học ở nước ngoài lâu năm.
Đó là lý do giải thích vì sao nhiều người cũng có khả năng làm khoa học đáp ứng yêu cầu quốc tế ở mức độ nhất định nhưng nhận thức xã hội thì hoặc là non nớt hoặc là đơn giản đến khó hiểu.
Những người thực sự biết du và học rất nhỏ và chắc cũng cô đơn.
Xuất phát điểm thấp.
Di sản văn hóa, lịch sử mấy nghìn năm là thứ không dễ vượt qua.
Nguyễn Quốc Vương