Tin liên quan:
✔️ Cùng chơi với voi Pao và các bạn nào!
✔️ Tự nảy mầm tự vươn lên - triết lý giáo dục của Ohmae Kenichi
✔️ “Chiến công đầu tiên của bé Mi” - Câu chuyện về tự lập hay bài học về cách dùng tiền
✔️ “Mẹ có phải là mẹ của con không?” - một câu chuyện hay về tình mẫu tử
Để khỏi lúng túng khi trả lời con, bố mẹ cần phải nghiên cứu, đọc sách để hiểu tâm lý trẻ em và tìm ra cách giải đáp phù hợp.
Trong “Câu chuyện về bàn chân”-ehon về khoa học cơ thể người, Gen-ichiyo Yaygu đã kể một câu chuyện vui nhộn, hài hước và hồn nhiên về bàn chân từ đó giải đáp những câu hỏi của trẻ nhỏ.
Nhân vật chính dẫn chuyện là một cậu bé. Bằng hình vẽ và lời nói, cậu kể đủ thứ chuyện về bàn chân. Đó là “bàn chân của mình và của ông” (so sánh), bàn chân của trẻ sơ sinh, bàn chân của ngựa, bàn chân của người trưởng thành…
Cậu bé cũng hướng dẫn bạn đọc là các bạn nhỏ chơi những trò chơi thú vị với bàn chân như tự vẽ bàn chân của mình, thực hiện các động tác khác nhau với đôi bàn chân (chức năng của chân)…
Ngoài ra, cậu bé cũng giải thích về những cảm giác khác nhau mà đôi chân trần mang lại như:
“Trên bãi cỏ, bàn chân sẽ cảm thấy gờn gợn, nhưng cảm giác thật sảng khoái.”
“Trên cát nóng, bàn chân sẽ cảm thấy nóng, nóng, nóng...”
Thú vị nữa là khi đọc cuốn sách, các bé sẽ có cơ hội được so sánh bàn chân của mình - con người với bàn tay của Khỉ Đột và thấy rằng chúng rất giống nhau.
Bàn tay của Đười Ươi cũng thế!
Và có thể cả người lớn cũng thấy vô cùng thú vị khi nhận ra một sự thật nho nhỏ: Đối với người lớn thì khi đi hoặc chạy không phải tất cả phần mặt của bàn chân đều tiếp đất. Những phần hõm vào không tiếp đất được gọi là “gan bàn chân”. Nhưng em bé sơ sinh chưa biết đi sẽ… không có gan bàn chân!
Rất thú vị phải không các bạn? Bao nhiêu bạn biết được điều này trước đó?
Tôi thì thú nhận là đã… không biết cho đến khi đọc cuốn sách này.
Cuốn sách khép lại bằng lời khuyên “Người nào càng đi nhiều thì gan bàn chân càng to, chân khỏe hơn và sẽ không bị mệt mỏi khi đi bộ đường dài đấy”.
Sau lời khuyên là hướng dẫn bạn đọc cách “in bàn chân” của mình lên trang cuối cùng của sách.
Ồ! Một ý tưởng không tồi đúng không nào?
Trò này trẻ em cực thích.
Khi đọc sách, các bậc cha mẹ đừng quên cùng trẻ chơi trò này nhé!
Cuốn sách dành cho trẻ em trong độ tuổi từ 3-8. Sách do Chi Anh dịch, Tủ sách Người Mẹ tốt xuất bản năm 2018.
Nguyễn Quốc Vương
Tin liên quan:
✔️ Cùng chơi với voi Pao và các bạn nào!
✔️ Tự nảy mầm tự vươn lên - triết lý giáo dục của Ohmae Kenichi
✔️ “Chiến công đầu tiên của bé Mi” - Câu chuyện về tự lập hay bài học về cách dùng tiền
✔️ “Mẹ có phải là mẹ của con không?” - một câu chuyện hay về tình mẫu tử