Sau khi cậu bắt đầu đi học, trong trường học cậu luôn luôn bị người khác bắt nạt, xung quanh cậu không hề có một người bạn chân thành, cậu lúc nào cũng lủi thủi đi một mình.
Sau này lúc đã hiểu chuyện thì cậu mới biết rằng, bố mẹ cậu luôn luôn tranh cãi và đánh nhau, cuộc sống gia đình cậu không hòa thuận, thậm chí khi cậu lên lớp bốn, bố mẹ cậu đã ly hôn, từ đó tính cách của cậu trở nên quái gở hơn và gần như mỗi ngày cậu đều không thích nói chuyện, càng ngày cậu càng trở nên lầm lì.
Trong thực tế, nếu cuộc sống gia đình thuộc ba loại sau đây, thì hầu hết trẻ em sẽ trở nên hèn nhát, nhu nhược, không thích giao tiếp, và rất dễ bị trầm cảm. Mong các bậc cha mẹ sẽ quan tâm nhiều hơn về tâm lý của trẻ và chăm sóc nuôi dưỡng cảm xúc tâm hồn của trẻ.
1. Gia đình có bố mẹ suốt ngày cãi nhau
Cuộc sống gia đình luôn là nền tảng của sự hòa thuận hạnh phúc, là chỗ dựa vững chắc làm cho trẻ hạnh phúc và đáng tự hào nhất. Nhưng nếu gia đình có bố mẹ luôn luôn cãi nhau, thậm chí đánh nhau, điều này sẽ làm cho đứa trẻ có cảm giác không an toàn, sợ hãi, và thậm chí hình thành nên tính cách yếu đuối, sẽ làm cho đứa trẻ bắt đầu nghi ngờ có phải là do mình làm sai chuyện gì dẫn đến bố mẹ cãi nhau.
Khi trẻ làm một việc gì đó chúng sẽ trở nên vô cùng thận trọng, cẩn thận, luôn lo sợ bản thân sẽ làm không tốt, sợ ảnh hưởng đến sự hòa hợp của gia đình, hơn nữa còn làm cho trẻ cảm giác tự ti kém cỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.
2. Gia đình bao biện cho trẻ tất cả mọi thứ
Các bậc cha mẹ hiện nay đều rất hay cưng chiều con, muốn dành những thứ tốt nhất cho con, nhưng họ lại không biết rằng, bố mẹ bao biện tất cả cho con, làm thay con tất cả mọi việc, như vậy trái lại càng làm cho trẻ trở nên vô cùng lúng túng, việc gì cũng không biết làm, làm mất đi khả năng tự gánh vác cuộc sống, hơn nữa cũng không hiểu cha mẹ.
Thiếu đi sự tôi luyện của cuộc sống, một khi thất bại, lòng tự trọng và sự tự tin sẽ bị tổn thương, dễ mất đi lòng tin, hơn nữa sẽ làm cho trẻ suy sụp tinh thần, trẻ sẽ bắt đầu trở nên yếu đuối, nhút nhát, không dám thử nghiệm, biến thành một con chim ngoan ngoãn ở trong lồng, sợ hãi không dám đối mặt với cuộc sống.
3. Gia đình có cha mẹ yêu cầu quá cao ở con
Các bậc cha mẹ luôn muốn con cái mình như long phượng, mong muốn con cái thành công, đây là một mong ước tốt đẹp, nhưng cũng không thể yêu cầu quá cao ở con. Nếu yêu cầu của cha mẹ đặt ra quá cao sẽ làm cho trẻ khó mà hoàn thành. Và một khi đứa trẻ không hoàn thành, cha mẹ sẽ đổ lỗi hoặc thậm chí đánh đòn trẻ.
Điều này sẽ tạo cho trẻ có cảm giác tự ti, và không dám thử bất cứ điều gì, luôn cẩn trọng, sợ bóng sợ gió, kết quả dẫn đến trẻ không làm tốt mọi việc, ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ, có khả năng làm cho trẻ rối loạn tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của trẻ.
Hãy suy nghĩ cẩn thận, gia đình của bạn là một trong ba dạng đó không?
Thảo Hiền
Theo Trí Thức Trẻ/Tham khảo Sound of Hope