Tin liên quan:
✔️ An ninh mạng, nỗi niềm riêng chung
✔️ Ngõ nhà tôi an toàn nhất thành Hồ
✔️ Phát hiện bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa, đề nghị chia sẻ rộng rãi
✔️ Bàn tay tuyên giáo
✔️ Việt Nam bán khoáng sản cho Trung Quốc rẻ gần một nửa so thế giới
✔️ Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng
✔️ “Người Việt không được ‘chết nhanh’ mà phải chết ‘từ từ’”, báo Trung Quốc khẳng định
✔️ Âm mưu xóa sổ một quốc gia, diệt chủng một dân tộc diễn ra như thế nào?
✔️ Bóng dáng tập đoàn công nghệ Trung Quốc Tencent trong thương vụ đầu tư vào Tiki.vn
Từ đầu năm 2018, luật hình sự mới của Việt Nam có hiệu lực quy định về các biện pháp điều tra đặc biệt, trong đó có việc thu thập bí mật dữ liệu điện tử.
Báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) ra ngày 25/04 nói mô hình kiểm duyệt báo chí và Internet của Bắc Kinh được các nước châu Á, điển hình là Việt Nam và Campuchia, sao chép.
“Trong nhiệm kỳ thứ nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình, kiểm duyệt và theo dõi tại Trung Quốc chặt chẽ chưa từng với việc sử dụng diện rộng công nghệ mới.
“Phóng viên nước ngoài khó tác nghiệp và công dân Trung Quốc nay có thể đi tù chỉ vì chia sẻ thông tin trên mạng xã hội hoặc trò chuyện qua tin nhắn.
“Trên bình diện quốc tế, chính phủ Trung Quốc đang cố tạo 'một trật tự truyền thông mới' dưới sự ảnh hưởng của Bắc Kinh bằng việc xuất khẩu các phương pháp trấn áp, hệ thống kiểm duyệt thông tin và cách thức theo dõi trên Internet.
“Thật không may là mong muốn trấn áp bất kỳ sự phản kháng nào từ công chúng của Trung Quốc lại có những nước theo gót,” báo cáo của RSF viết.
Trung Quốc hiện đứng thứ 176 trong Bảng xếp hạng về Tự do Báo chí Thế giới 2018 của RSF trong khi Việt Nam đứng thứ 175.
Tổ chức này cho rằng truyền thông tại Việt Nam bị kiểm soát toàn bộ nhưng các blogger đã dũng cảm bảo vệ quyền tự do của mình.
Mạng xã hội ngày càng phổ biến với người dân.
“Các blogger thường bị xử tù tới 2 năm nhưng nay những ai viết về các chủ đề bị cấm như tham nhũng hay thảm họa môi trường có thể phải ngồi tù tới 15 năm,” báo cáo viết.
RSF cũng đặc biệt để tâm tới Campuchia, nước mà họ mô tả là đi theo con đường nguy hiểm của Trung Quốc.
Tổ chức này mô tả chế độ của Thủ tướng Hun Sen đã có chiến dịch trấn áp mạnh tự do truyền thông vào năm 2017, đình chỉ hoạt động của hơn 30 cơ quan báo chí và bỏ tù tùy tiện nhiều nhà báo.
Phương pháp trấn áp các tiếng nói độc lập và kiểm soát truyền thông mạng xã hội không chỉ được các nước như Việt Nam hay Campuchia sao chép mà hiện còn được các nước như Thái Lan, Malaysia và Singapore áp dụng.
Nằm đội sổ tại châu Á là Bắc Hàn trong khi các nước châu Á khác trấn áp nhà báo và bloggers ở mức độ đáng quan ngại gồm Afghanistan, Ấn độ, Pakistan, Myanmar và Philippines.
BBC
Tin liên quan:
✔️ An ninh mạng, nỗi niềm riêng chung
✔️ Ngõ nhà tôi an toàn nhất thành Hồ
✔️ Phát hiện bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa, đề nghị chia sẻ rộng rãi
✔️ Bàn tay tuyên giáo
✔️ Việt Nam bán khoáng sản cho Trung Quốc rẻ gần một nửa so thế giới
✔️ Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng
✔️ “Người Việt không được ‘chết nhanh’ mà phải chết ‘từ từ’”, báo Trung Quốc khẳng định
✔️ Âm mưu xóa sổ một quốc gia, diệt chủng một dân tộc diễn ra như thế nào?
✔️ Bóng dáng tập đoàn công nghệ Trung Quốc Tencent trong thương vụ đầu tư vào Tiki.vn