Tin liên quan:
✔️ Đằng sau thùng tiền từ thiện
✔️ Việt Nam bán khoáng sản cho Trung Quốc rẻ gần một nửa so thế giới
✔️ Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng
✔️ “Người Việt không được ‘chết nhanh’ mà phải chết ‘từ từ’”, báo Trung Quốc khẳng định
✔️ Âm mưu xóa sổ một quốc gia, diệt chủng một dân tộc diễn ra như thế nào?
✔️ “Việt Nam sao chép cách kiểm soát thông tin của Trung Quốc”
✔️ Thí điểm dạy tiếng Trung, Nga từ lớp 3: “Con em tôi không phải là chuột bạch!"
Hai trong số ba nhà đầu tư vào trang thương mại điện tử Tiki.vn của Việt Nam đều có cổ đông là tập đoàn công nghệ Tencent của Trung Quốc.
Theo thông tin từ trang MK News của Hàn Quốc, trong thời gian tới, quỹ đầu tư tư STIC Investment của Hàn Quốc và JD.com của Trung Quốc sẽ xúc tiến đầu tư vào trang thương mại điện tử Tiki.vn của Việt Nam. Nhà đầu tư này sẽ tham gia theo hình thức tăng vốn cho Tiki.vn theo lộ trình.
Cổ đông lớn của Tiki là Công ty Cổ phần VNG cũng có thể sẽ mua thêm cổ phần trong đợt này.
Sau khi việc rót tiền của nhà đầu tư Hàn Quốc thành công, tổng số tiền mà Tiki.vn nhận được từ các nhà đầu tư sẽ vào khoảng 54,5 triệu USD, trong đó STIC Investment sẽ đầu tư khoảng 10 triệu USD.
Tiki vốn là một trang bán sách trực tuyến được thành lập năm 2010, khởi đầu được đầu tư bởi Seedcom, CyberAgent Ventures và Sumitomo Corporation trước khi VNG rót vốn. Trang thương mại điện tử này hiện đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều mặt hàng khác nhau, và hiện chỉ còn 30% doanh thu là đến từ sách, còn lại 70% doanh thu đến từ các ngành hàng khác.
Tiki.vn có các nhà đầu tư lớn gồm VNG của Việt Nam, JD.com từ Trung Quốc và STIC từ Hàn Quốc.
Như vậy, với sự góp mặt của STIC Investment, trang thương mại điện tử này sẽ có các nhà đầu tư lớn gồm VNG của Việt Nam, JD.com từ Trung Quốc và STIC từ Hàn Quốc.
STIC Investments Inc. được thành lập năm 1999, là một công ty quản lý tài sản hàng đầu tại Hàn Quốc và đầu tư vào Việt Nam từ năm 2009. Tập đoàn Hoa Sen (mã: HSG) là doanh nghiệp đầu tiên mà STIC Investments Inc. thực hiện chiến lược đầu tư tại Việt Nam.
Trong khi đó, JD.com là một trong 2 công ty bán lẻ trực tuyến theo mô hình "Business to Customer" (trực tiếp từ doanh nghiệp đến khách hàng - B2C) lớn nhất tại Trung Quốc (tính theo lượng giao dịch và doanh thu) và là đối thủ cạnh tranh chính của Tmall - trực thuộc sở hữu của Alibaba.
Năm 2014, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Trung Quốc là Tencent đã bán lại mảng thương mại điện tử cho JD.com, và đầu tư 214 triệu USD vào JD để đổi lấy 15% cổ phần của công ty này.
Dù từng thất bại với Zing Deal và 123mua song trong tháng 1/2016, hội đồng quản trị Công ty Cổ phần VNG đã quyết định tiếp tục đầu tư vào một doanh nghiệp thương mại điện tử khác là Tiki với việc mua hơn 3,7 triệu cổ phiếu, tương đương 38% vốn điều lệ. Thương vụ này sau đó đã hoàn tất vào ngày đầu tháng 2 với giá trị hơn 384 tỷ đồng. Tiki sau đó được ghi nhận là một công ty liên kết của VNG trên báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, đến cuối năm, giá trị khoản đầu tư của VNG đã giảm gần 100 tỷ đồng, tương đương một phần tư giá trị ban đầu.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính 2016, VNG ghi nhận khoản lỗ từ công ty liên doanh, liên kết gần 94,4 tỷ đồng trong năm 2016, chủ yếu xuất phát từ khoản đầu tư 384 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Tiki hồi đầu năm.
VNG là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nội dung số, được biết đến là nhà phát hành game số một tại Việt Nam, được thành lập từ năm 2004 và hiện có vốn điều lệ gần 331 tỷ đồng.
Các sản phẩm nổi tiếng của VNG có thể kể đến như loạt game Võ Lâm Truyền Kỳ, phần mềm quản lý CSM, trang nghe nhạc trực tuyến Zing MP3, ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí Zalo...
Theo báo chí nước ngoài, năm 2008, tập đoàn Tencent đã đề cập mua việc mua 20,2% vốn của một công ty internet tại Việt Nam và đây là công ty duy nhất tại Việt Nam mà công ty đầu tư. Cùng năm đó, cựu giám đốc M&A của Tencent đã chuyển sang phụ trách tài chính tại VNG.
Tiếp đó, năm 2011, Tencent công bố trong báo cáo cổ đông năm 2011 rằng đang có vốn tại một công ty game trực tuyến chưa niêm yết ở Đông Nam Á với tỉ lệ sở hữu năm 2010 là 30,02%, năm 2011 là 31,25%. Báo cáo này không chỉ đích danh VNG nhưng theo những dữ kiện và con số doanh thu thì nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định đó là VNG.
Năm 2010, trong một bài viết về VinaGame (tiền thân của VNG) trên Forbes, có dẫn lời Benjamin Joffe - Giám đốc chiến lược của công ty nghiên cứu và chiến lược số Plus 8 star ở Bắc Kinh, rằng VNG đang rập theo mô hình của Tencent. Theo đó, điểm chung của hai công ty này là có cùng cổ đông IDG Ventures.
Theo bài báo trên Forbes, IDG đầu tư 500.000 USD vào VNG. Sau khi có cổ phần ở VNG, Tencent đạt được thoả thuận để đưa QQchat cũng như một số trò chơi vào kinh doanh tại Việt Nam. Bài báo cũng nhắc tới Giám đốc tài chính của VNG là Johny Shen, người từng giữ chức vụ giám đốc M&A của Tencent, trước khi gia nhập VNG từ 2008.
Trước những đồn đoán về việc Tencent nắm giữ phần lớn cổ phần tại VNG, năm 2012, phía công ty VNG đã đưa ra thông cáo báo chí, trong đó, Tổng Giám đốc VNG Lê Hồng Minh khẳng định: "VNG là công ty Việt Nam với tỉ lệ cổ phần kiểm soát luôn luôn là các cá nhân và tổ chức Việt Nam”.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là trong thông cáo không hề đề cấp đến số cổ phần mà Tencent cũng như các cổ đông khác đang nắm giữ.
Theo thông báo từ công ty này, 6 cổ đông nước ngoài là các nhà đầu tư gồm quỹ, doanh nghiệp và cá nhân đến từ Singapore, Luxembourg, Trung Quốc, Mỹ, Canada và quần đảo British Virgin Islands (BVI) thuộc Anh đang chiếm 44,64% cổ phần của VNG, gần chạm trần sở hữu tối đa là 49%. Trong đó, các cổ đông ngoại đáng chú ý là Tencent (Trung Quốc), Goldman Sachs (Mỹ) và GIC (quỹ đầu tư của chính phủ Singapore). Tuy nhiên thông tin cụ thể tỷ lệ sở hữu của từng nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn là bí mật.
Ông Pony Ma, nhà sáng lập kiêm CEO của Tencent.
Tập đoàn Tencent được biết đến với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ truyền thông, giải trí, internet, dịch vụ giá trị gia tăng điện thoại di động và hoạt động các dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc. Tập đoàn công nghệ này đặt trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc.
Theo Brand Finance, năm 2016, giá trị thương hiệu của Tencent rơi vào khoảng 210 tỷ nhân dân tệ. Với mức giá trị này, tập đoàn Tencent đã chính thức nằm trong nhóm 10 tập đoàn/công ty công nghệ lớn nhất thế giới trong đó bao gồm Apple và Alphabet.
Giá trị vốn hóa của Tencent vượt mốc 500 tỷ USD vào tháng 11 năm nay. Tencent đã vượt Alibaba để trở thành hãng công nghệ Trung Quốc đầu tiên phá vỡ mốc này.
Hồ Mai (Nhà Đầu Tư)
Tin liên quan:
✔️ Đằng sau thùng tiền từ thiện
✔️ Việt Nam bán khoáng sản cho Trung Quốc rẻ gần một nửa so thế giới
✔️ Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng
✔️ “Người Việt không được ‘chết nhanh’ mà phải chết ‘từ từ’”, báo Trung Quốc khẳng định
✔️ Âm mưu xóa sổ một quốc gia, diệt chủng một dân tộc diễn ra như thế nào?
✔️ “Việt Nam sao chép cách kiểm soát thông tin của Trung Quốc”
✔️ Thí điểm dạy tiếng Trung, Nga từ lớp 3: “Con em tôi không phải là chuột bạch!"