Tin liên quan:
✔️ Các học trò nếu có nhớ tới cô giáo Lan... thì hãy đọc nhé!
✔️ Tại sao người Việt nghiện “học giỏi”?
✔️ Rất hiếm có học sinh… trung bình ở những lớp cuối cấp
✔️ Khi con là công cụ cho ước mơ của cha mẹ
✔️ Hãy để con "thong thả", hãy hành xử thuận tự nhiên...
✔️ Trao cho trẻ sự tự tin và tự lập
✔️ Đừng tiếp tay cho hệ thống giáo dục đang cướp đi tuổi thơ của con cái chúng ta nữa!
Cuối năm học, đầu hè, đi đâu cũng râm ran chuyện họp phụ huynh và điểm chác.
Chuyện cha mẹ ở công sở đem điểm số, danh hiệu của con ra bình phẩm, so sánh với nhau là một thói quen xấu và có cái gì đó hơi... man rợ. Nó dễ gây tổn thương cho người khác và hạ thấp phẩm cách của bản thân mình. Nếu tôi là sếp tôi cũng không có chính sách tặng thưởng cho con của nhân viên là “học sinh giỏi” mà tôi sẽ tặng sách cho toàn bộ con của nhân viên vào các dịp phù hợp. Làm thế mới công bằng và không tạo ra sự phân biệt đối xử. Học giỏi hơn về điểm số không đảm bảo là người tốt hơn hoặc là người có ích hơn trong tương lai.
Điểm số chỉ là một phần rất nhỏ trong việc đánh giá sự trưởng thành của con và càng ở các lớp nhỏ thì việc này chiếm tỉ lệ càng nhỏ.
Tại sao điểm số ngày càng không trở nên quá quan trọng?
Thứ nhất, điểm số cho dẫu công bằng, khách quan cũng không đánh giá được hết năng lực của học sinh vì năng lực của con người rất phong phú, phức tạp và luôn diễn tiến. Một học sinh giỏi toàn diện suốt 12 năm cũng không chắc sẽ thành công trong tương lai.
Thứ hai, trước kia khi xã hội có cấu trúc kinh tế giản đơn, bằng cấp và điểm số là cái thang gần như là duy nhất để con người thoát ra khỏi giai cấp, tầng lớp của bố mẹ mình. Bây giờ thì do sự đa dạng của nền kinh tế, người ta có nhiều cách khác nhau để nâng cao vị thế xã hội.
Thái độ nào hợp lý với điểm số?
Nếu con có điểm số tốt thì vui, chúc mừng con nhưng không nên quá coi trọng chuyện này để kì vọng thái quá hoặc đặt ra áp lực về điểm số cho con.
Nếu con có điểm số không tốt hoặc chỉ trung bình thì hãy tìm hiểu xem tại sao lại thế, nó có phản ánh đúng khả năng của con không.
Nếu biết con mình có khả năng học tâp các môn giáo khoa có giới han thì cố gắng đồng hành cùng con để cải thiện, song song là tìm ra điểm mạnh của con để phát triển. Phát huy sở trường sẽ dễ hơn khắc phục sở đoản.
Tóm tại, lấy ví dụ đơn giản như thế này.
Nếu như con điểm số chừng 7,0 nhưng có tinh thần cầu thị, học hỏi, khả năng tập trung tốt, thận trọng, trung thực... thì sẽ tốt hơn rất nhiều nếu con được 9,0 nhưng không có các phẩm chất trên.
Học, cho dù học để lấy học vị cao nhất cũng chỉ là điểm xuất phát mà thôi.
Quan trọng là tiếp tục bước đi với nền tảng văn hóa tốt trên chặng đường đời.
Cái đó thì nhiều khi không trùng khớp với điểm số.
Ps. Thực ra việc học với tâm lý, thói quen cố gắng đi tìm một đáp số đúng do người khác định ra trước để lấy điểm 10 (sự đánh giá của người ra đáp án) nhìn dưới góc độ tâm lý học giáo dục rất nguy hiểm. Nó dễ tạo ra thói quen cứng nhắc trong tư duy và góp phần tạo ra mô thức con người “ba phải”, dễ phục tùng, mẫn cán nhưng kém sáng tạo và không có óc phê phán - thứ vô cùng quan trọng trong cuộc sống.
Nguyễn Quốc Vương
Tin liên quan:
✔️ Các học trò nếu có nhớ tới cô giáo Lan... thì hãy đọc nhé!
✔️ Tại sao người Việt nghiện “học giỏi”?
✔️ Rất hiếm có học sinh… trung bình ở những lớp cuối cấp
✔️ Khi con là công cụ cho ước mơ của cha mẹ
✔️ Hãy để con "thong thả", hãy hành xử thuận tự nhiên...
✔️ Trao cho trẻ sự tự tin và tự lập
✔️ Đừng tiếp tay cho hệ thống giáo dục đang cướp đi tuổi thơ của con cái chúng ta nữa!