Tin liên quan:
✔️ Cuối năm học, đầu hè, râm ran chuyện điểm chác...
✔️ Tại sao người Việt nghiện “học giỏi”?
✔️ Rất hiếm có học sinh… trung bình ở những lớp cuối cấp
✔️ Khi con là công cụ cho ước mơ của cha mẹ
Chúng ta có nhiều học sinh giỏi thế mà lĩnh vực nào cũng tệ hai, đến làm vài cọng rau để ăn cũng không làm được tử tế. Ra đường thì mắt trước mắt sau sợ... người (sợ bị trộm, sợ bị đánh, sợ bị lừa...).
Vậy thì những học sinh giỏi-hạnh kiểm tốt đó sau đó bay lên mặt trăng chăng hay ra khỏi trường họ thoắt cái đã thoái hóa biến chất mất rồi?
Nếu thế thì "tội" của phụ huynh nặng lắm vì giáo viên - nhà trường trao cho một học sinh xuất sắc như thế mà làm thế nào lại biến thành một người trưởng thành hư hỏng.
Chốt lại, ta đang tự huyễn hoặc nhau và tự lừa mình thôi. Một con người không thể nào thay đổi nhanh (cho dù tốt hay xấu) như vậy được.
Nó đã hỏng có khi từ khi trong bụng mẹ với tư duy thiển cận, vụ lợi, háo danh, mưu sâu kế hiểm của cha mẹ và không khí gia đình truyền vào đầu (ví dụ học cho giỏi sau làm quan, học cho giỏi sau thành bác sĩ, kĩ sư tha hồ gặt, học xong có vị trí thì lôi kéo con cháu họ hàng, nâng đỡ nó tạo vây cánh...), sau đó ở trường thì giáo viên biến một đứa trẻ năng động, giàu tưởng tượng thành những trẻ ngoan ngoãn giả vờ. Giả vờ lâu đâm thành thật. Đứa trẻ đó trở nên thụ động, a dua, dựa dẫm hoặc xu phụ.
Ở một thái cực khác thì trở nên bản năng, hung hãn thiếu tinh thần cầu thị, học hỏi và khoan dung (một trạng thái phản kháng lại quãng thời gian tuổi thơ bị đè nén).
Những đứa trẻ ấy thành người lớn tạo nên xã hội và lại tiếp tục tạo ra các đứa trẻ khác để tiếp tục vòng quay hoàn hảo.
Nguyễn Quốc Vương
Tin liên quan:
✔️ Cuối năm học, đầu hè, râm ran chuyện điểm chác...
✔️ Tại sao người Việt nghiện “học giỏi”?
✔️ Rất hiếm có học sinh… trung bình ở những lớp cuối cấp
✔️ Khi con là công cụ cho ước mơ của cha mẹ