Làm gì cũng bại


Tin liên quan:
✔️ Bóng tối ập đến sau ánh sáng
✔️ Một xã hội mục ruỗng và phân huỷ theo “đúng quy trình”!
✔️ Việt Nam là nước “bất hạnh” trên thế giới?
✔️ Tôi không thể tin được...


Hình: Dân được ăn no "bánh vẽ"

Xóa đói giảm nghèo là bước đầu tiên trong phát triển kinh tế của một đất nước có xuất phát điểm là nghèo đói. Ấy vậy mà tôi đã đi được 40 năm cuộc đời vẫn nghe chính quyền CS lải nhải câu này. Nghĩa là tầng lớp thấp của Việt Nam vẫn đói nghèo mãi. Trong khi đó Hàn Quốc chỉ cần 20 từ đất nước đói nghèo tiến lên quốc gia công nghiệp phát triển. Rõ ràng đó là một thất bại.

Mục đích phát triển kinh tế là gì? Nói cho cùng, mục đích của nó là nâng cao đời sống của người dân. Bằng cách nào? Bằng cách hoạch định chính sách đề ra những bước đi cụ thể của chính phủ. Mục đích cângười đạt là nâng cao mức sống của tầng lớp thấp và tối ưu hóa sức mạnh các doanh nghiệp nội địa. Từ đó đất nước đi lên một cách vững chắc.

Sự vững mạnh của một nền kinh tế trước hết là ở việc thiết lập một thể chế chính trị. Như những món hàng trưng bày tại các hội chợ máy móc thiết bị, máy lọc nước thì sản phẩm của nó là nước sạch, máy phun thuốc trừ sâu thì sản phẩm khi ra ngoài là nước phun có thuốc độc. Các loại thể chế chính trị đã được trưng bày cho chúng ta thấy; tự do dân chủ thì bộ máy nhà nước trong sạch, độc tài CS thì bộ máy tham nhũng. Tham nhũng sẽ làm mọi chính sách trở nên thất bại. Chỉ có bộ máy nhà nước trong sạch mới đưa đến thành công cho những chính sách phát triển kinh tế.

Làm thế nào để tối ưu hóa sức mạnh doanh nghiệp? Đó là hạ tầng pháp lí tốt như luật pháp nghiêm minh, luật pháp chặc chẽ, thủ tục nhanh gọn. Tiếp theo là những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Những đòi hỏi như thế là quá tầm với chính quyền CS. Chính vì thế mà doanh nghiệp nội yếu kém không thể gánh vác nổi trọng trách phát đưa đất nước tiến bộ. Từ 1986 đến nay ngân sách chính phủ không những không thoát khỏi phụ thuộc vào FDI mà ngày càng phụ thuộc vào nó. Chỉ số tăng trưởng GDP thì chỉ biết cậy Samsung và Formosa. Vấn đề tối ưu hóa sức mạnh doanh nghiệp nội địa xem như CS bất lực.

Vấn đề nâng cao đời sống tầng lớp thấp cũng vậy. Chính quyền này không thể làm được, và mãi mãi họ không làm được nên đừng kì vọng. Vì sao? Như ta biết, để nâng cao đời sống dân nghèo thường có nhiều cách, như tôi chỉ muốn nói đến 2 cách quan trọng nhất. Đó là vấn đề đầu tư phúc lợi và thứ nhì là chính sách quy hoạch vùng của chính quyền.

Thứ nhất, việc thu thuế nhân dân phải đi kèm đầu tư dịch vụ công để mang lại phúc lợi cho dân như y tế miễn phí, giáo dục miễn phí, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp nhà ở v.v... Điều này xem như nhà nước chìa vai vào gánh đỡ bớt gánh nặng cho người nghèo. Ở Việt Nam, phúc lợi đang ở con số zero tròn tròn trĩnh. Người dân đóng thuế đóng rất nặng để chui vào túi quan chức.

Thứ nhì là quy hoạch vùng. Đây là một bài toán phối hợp giữa chính quyền trung ương và chính quyền thành thị để đạt được hiệu quả phát triển kinh tế. Nếu thành công, nó nâng cao đời sống tầng lớp thấp rất hiệu quả.

Nếu chính phủ quy hoạch nông nghiệp cho nông thôn hiệu quả, thì chính nông thôn sẽ giữ chân nông dân để họ không phải tiến về đô thị tạo gánh nặng cho đô thị. Ở Úc, tính ra mỗi người nông dân có thể nuôi được 195 người. Lợi tức bình quân tính trên đầu người của ngành nông nghiệp Úc cao hơn lợi tức bình quân của cả nước. Như vậy là họ đã giữ chân người nông dân không phải ồ ạt kéo về thành thị. Chính sách nông nghiệp của Úc không phải ở tầm "xóa đói giảm nghèo" như ở Việt Nam mà nó còn tiến tới đích giàu có trội hơn nghành nghề khác.

Khi chính phủ có chính sách nông nghiệp hiệu quả, thì việc giữ chân người nông dân ở lại với nông nghiệp sẽ thành công. Điều đó có nghĩa là gánh nặng nông thôn di cư lên thành thị bị dỡ bỏ. Việc của chính quyền đô thị là giải quyết dân nghèo thành thị nữa là xong. Khi đó, cả dân nghèo của nông thôn và dân nghèo thành thị có mức sống nâng cao thì đất nước thoát nghèo. Nhưng chính sách nào để những nhà quản lí đô thị nâng cao đời sống dân nghèo của đô thị? Một trong những chính sách của chính quyền đô thị đó là quy hoạch. Nói nghe có vẻ vô lí nhưng kì thực nó là như vậy.

Như ta biết, xóa bỏ khu ổ chuột của đô thị, biến cư dân ổ chuột thành những khu văn minh hơn, sạch sẽ hơn và hưởng những dịch vụ tốt hơn là cách làm mà nhiều chính quyền đô thị trên thế giới đã làm thành công. Nếu bạn dạo chơi ở Melbourne, bạn chẳng thấy có khu ổ chuột nào cả thì đấy là chính sách quy hoạch hợp lý, mà nói đúng hơn là thành công của chính quyền thành phố.

Hoa thơm thì mời gọi ong bướm tới. Khu đô thị mới nó như một đóa hoa thơm, nếu đầu tư hợp lí sẽ hút được nhà đầu tư, người giàu tụ về, nếu bố trí khu tái định cư gần kề sẽ nâng được mức sống người dân nghèo. Số tiền thu được từ giá đất tăng vọt của khu đô thị đó sẽ được chính quyền dùng để hỗ trợ tái định cư cho các khu ổ chuột. Thế là sự hoán đổi xảy ra, những khu trung tâm thương mại hiện đại và những khu nhà ở khang trang sẽ dần thay thế cho dân nghèo và khu ổ chuột. Điều tối quan trọng là kinh tế phát triển theo để giải quyết việc làm cho dân nghèo.

Để chính quyền thành phố xóa được nhà ổ chuột, thì nông nghiệp phải giữ chân nông được người nông dân để họ không di cư về thành phố. Khi dân nghèo di cư về thành phố, chính sách xóa nghèo cho dân thành thị sẽ thất bại. Vì khi dân nghèo nông thôn tiến về thành thị thì cũng tựa như một ao có nhiều mạch nước ngầm vậy, tát mãi không bao giờ cạn nước.

Như vậy, với chính sách phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân được các nước làm đã nhiều. Chỉ cần thay đổi thể chế chính trị sao cho bộ máy nhà nước trong sạch thì vấn đề sẽ được giải quyết. Với chính quyền tham nhũng thì mọi chính sách dù hay đến đâu cũng đưa đến thất bại. Vì chính sách đối với người CS, nó là miếng bánh cho mình và cho đồng bọn, không phải cho quốc gia hay dân tộc gì cả. Cho nên với chính quyền CS họ chẳng làm điều gì thành công, ngoại trừ việc xả súng vào đồng bào.

Đỗ Ngà


Tin liên quan:
✔️ Bóng tối ập đến sau ánh sáng
✔️ Một xã hội mục ruỗng và phân huỷ theo “đúng quy trình”!
✔️ Việt Nam là nước “bất hạnh” trên thế giới?
✔️ Tôi không thể tin được...
Về đầu trang