Muốn bay vào Việt Nam, phải xin phép Trung Quốc


Tin liên quan:
✔️ Những điểm bất ổn của luật đặc khu
✔️ Trung Quốc muốn gì ở tiểu vùng sông Mekong?
✔️ Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng
✔️ Phát hiện bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa, đề nghị chia sẻ rộng rãi
✔️ Việt Nam bán khoáng sản cho Trung Quốc rẻ gần một nửa so thế giới
✔️ Bóng dáng tập đoàn công nghệ Trung Quốc Tencent trong thương vụ đầu tư vào Tiki.vn


Việc ráo riết tiến hành các hoạt động quân sự khổng lồ, cho thấy Trung Quốc đã sẵn sàng đơn phương tuyên bố ADIZ trên Biển Đông. Như vậy sẽ trực tiếp đe dọa đến hòa bình và ổn định tại khu vực, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của Việt Nam.

Âm mưu thiết lập ADIZ trái phép của Trung Quốc sẽ là ‘mồi lửa’ khiến tình hình Biển Đông hiện nay leo thang căng thẳng.

Vào cuối 2016, Trung Quốc đã ngang nhiên lắp đặt những khẩu đội phòng không và những hệ thống phòng thủ tầm gần CIWS nối với các cảm biến để có thể bắn tự động chống lại những đe dọa từ trên không.

Đầu tháng 5.2018, Trung Quốc đã triển khai trái phép tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đất đối không tầm xa ở ít nhất 3 đảo nhân tạo bồi lấp trái phép thuộc quần đảo Trường Sa là Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Su Bi. Việc triển khai hai loại tên lửa này có thể uy hiếp tự do hàng hải và hàng không trên khu vực Biển Đông.

Trong khi đang nỗ lực quân sự hóa phi pháp tại Trường Sa, Trung Quốc cũng ráo riết xúc tiến những hành động tương tự ở quần đảo Hoàng Sa. Vào 2016, máy bay J-11B của Trung Quốc đã có mặt tại đây. Cùng lúc đó, Bắc Kinh cũng hoàn thiện cầu cảng trên đảo Phú Lâm và triển khai tên lửa HQ-9 đất đối không.

Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc đã lắp đặt trái phép những trạm radar trên rất nhiều đảo tại Biển Đông và đẩy mạnh những chiến dịch đường không và đường hàng hải trong khu vực. Việc triển khai quân sự hóa của Bắc Kinh sẽ khiến toàn bộ khu vực rơi vào tầm kiểm soát của quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc sắp thiết lập trái phép Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Đông sau hơn 2 năm thiết lập ở biển Hoa Đông.

Theo chuyên gia Richard Heydarian, Đại học De La Salle, Manila phân tích: “Hiện Trung Quốc đã phát triển bộ khung của một vùng nhận dạng phòng không ADIZ ở quần đảo Trường Sa, có khả năng cho phép họ áp đặt một vùng cấm trong tương lai… Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa tuyên bố ADIZ ở Biển Đông. Tôi cho rằng chúng ta đang tiến tới thời điểm Trung Quốc tuyên bố”.

Nếu Trung Quốc đơn phương thiết lập ADIZ trên Biển Đông trong thời gian tới, như cách họ đã làm năm 2013 ở Hoa Đông, sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động hàng không dân dụng đi qua vùng biển này.

Một số hãng hàng không không muốn phiền toái với Bắc Kinh có thể nộp lộ trình bay. Như thế cũng đồng nghĩa với việc công nhận quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với Biển Đông.

ADIZ của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc ở biển Hoa Đông.

Theo các chuyên gia hàng không, có đến 80% các chuyến bay có điểm đến hoặc xuất phát từ Việt Nam đều phải đi qua Biển Đông. Nếu Trung Quốc đơn phương tuyên bố ADIZ ở Biển Đông, phần lớn máy bay khi ra vào Việt Nam đều bị Trung Quốc kiểm soát.

Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) là vùng trời ngoài không phận đương nhiên do một quốc gia tự đặt ra. Bên thiết lập ADIZ yêu cầu mọi máy bay đi vào khu vực này đều phải nhận dạng, công khai vị trí và chịu sự kiểm soát của quốc gia đó.

ADIZ không đồng nghĩa với không phận chủ quyền, nhưng được coi là khu vực song hành với an ninh quốc phòng. ADIZ hoạt động như một công cụ nhằm kiểm soát các máy bay nước ngoài hoạt động gần vùng tiếp giáp không phận.

ADIZ được ấn định với những ranh giới rõ ràng đòi hỏi mọi máy bay dân sự khi đi vào vùng không phận này phải tự thông báo nhận dạng, vị trí, và chịu sự kiểm soát của quốc gia ban bố ADIZ. Theo đó, các máy bay đi vào ADIZ được yêu cầu phải thông báo lộ trình bay, thiết lập liên lạc hai chiều với nước quản lý ADIZ, thông báo vị trí, tuân thủ hành lang bay…

Nếu máy bay nào không tuân thủ các yêu cầu khi bay vào ADIZ có thể phải chịu sự can thiệp của máy bay quân sự của nước lập ra ADIZ yêu cầu nhận dạng, buộc rời khỏi khu vực ngay lập tức hoặc những biện pháp chế tài khác.

Liêm Anh (Hội Nhà Nông)
Tin liên quan:
✔️ Những điểm bất ổn của luật đặc khu
✔️ Trung Quốc muốn gì ở tiểu vùng sông Mekong?
✔️ Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc: Ác mộng của láng giềng
✔️ Phát hiện bản đồ của Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa, đề nghị chia sẻ rộng rãi
✔️ Việt Nam bán khoáng sản cho Trung Quốc rẻ gần một nửa so thế giới
✔️ Bóng dáng tập đoàn công nghệ Trung Quốc Tencent trong thương vụ đầu tư vào Tiki.vn

Về đầu trang