Thông báo
Hon. David Kilgour, cựu Quốc Vụ Khanh Đặc trách Á Châu - Thái Bình Dương và cựu Quốc Vụ Khanh Đặc trách Mỹ Châu La Tinh & Phi Châu của Canada:
🏆
Thật là vinh dự và ưu tiên cho tôi được thông báo rằng người nữ Blogger nổi tiếng thế giới Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm của Việt Nam đã được đề cử Giải Nobel Hoà Bình 2018 bởi Tiến Sĩ Marc Arnal, Giáo Sư Danh Dự và cựu Khoa Trưởng Học Khu St. Jean, Đại Học Alberta, ở Edmonton, Alberta, Canada.
🏆
Mẹ Nấm - tù nhân lương tâm nổi tiếng - đã hướng đến cái vĩ đại. Sinh ra và lớn lên thời hậu Chiến Tranh Việt Nam, chị đã mất ảo tưởng với chế độ chính trị hiện đương. Không chỉ chị gặp rắc rối sâu đậm để sống trong một nước phiền hà bởi nạn nghèo đói, phân biệt, nhũng lạm, và vi phạm nhân quyền, nhưng chị còn cảm thấy bị phản bội bởi những sáo ngữ chính trị trống rỗng của các lãnh đạo chính trị. Từ 2006, Mẹ Nấm đã quyết tâm chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn, nơi đó đồng bào của chị phải có được những tự do cơ bản về suy nghĩ, về viết lách, về nói lên, về sinh sống không sợ hãi, và quy trách nhiệm cho các giới chức chánh phủ về các hành động của họ. Là một nhà sáng lập “Hệ Thống Bloggers Người Việt” (Vietnamese Bloggers Network), chị bắt đầu liên kết các thực tế đời sống ở Việt Nam với sự khốn khổ kéo dài của người dân Việt Nam.
Là một nhà chống giữ nhiệt tình tự do phát biểu và nhân quyền, Mẹ Nấm đã từ chối giữ im lặng. Bằng cách công khai nói lên ý kiến của mình trên nhiều vấn đề quốc gia nguy kịch như là cái chết của những người bị công an giam cầm, chủ quyền Việt Nam về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Biển Nam Trung Hoa, và sự giải quyết của chính phủ trong vụ Formosa, Mẹ Nấm đã nhận được sự chú ý của thế giới. Để đàn áp và phạt nhà bất đồng chính kiến đại chúng này, chế độ Cộng Sản Hà Nội đã bỏ tù Mẹ Nấm trên cơ sở những bài đăng lên mạng xã hội và những cuộc phỏng vấn chị đã thực hiện với Đài Á Châu Tự Do và Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Sự vi phạm nhân quyền này đã tạo ra sự lên án mạnh mẽ khắp thế giới. Đặc biệt, các nhóm nhân quyền và tự do báo chí cùng liên hết với nhau lên án sự xét xử và kết án chị. Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ) đã kết luận: “Kết án Mẹ Nấm 10 năm tù về các bài viết của chị là một sự sỉ nhục công lý”.
Theo Tiến Sĩ Arnal: “Tôi có cảm nghĩ tích cực rằng thế giới của chúng ta tốt đẹp hơn bởi sự dũng cảm của Mẹ Nấm. Mẹ Nấm đã có sự can đảm viết về sự khốn khổ kéo dài của người dân của chị và nói lên một cách công khai về sự khẩn thiết cho dân chủ và nhân phẩm. Nhiều người sẽ đồng ý rằng tự do ngôn luận phải được điều chỉnh bởi sự gắn liền với nhân quyền và luật tự nhiên, điều kiện tiên quyết cho một xã hội tự do và công lý. Trường hợp của chị đáng buồn đã nhắc nhỡ chúng ta về thực tế đáng buồn trên nhiều phần của thế giới nơi đó sự bỏ tù bất công được áp đặt cho những người đã phát biểu các ý kiến phù hợp với nhân quyền và luật tự nhiên nhưng không phù hợp với chủ trương của chính phủ”.
Để vinh danh một blogger nổi tiếng mà sự can đảm và sức bật đã nhận được sự thán phục của thế giới và để thừa nhận một nữ tù nhân lương tâm Á Châu mà đại nghĩa là nói lên sự thật và bảo vệ các quyền tự do và nhân phẩm của người dân của chị, tôi khuyến khích tất cả các cơ quan, học viện và những người quan tâm phó thự sự đề cử của Tiến Sĩ Arnal.
Xin chứng tỏ sự ủng hộ của qúy vị bằng cách viết cho:
The Swedish Academy
P.O. Box 2118
SE-103 13 Stockholm
Telephone: +46 (0)8-555 125 00
Telefax: +46 (0)8-555 125 49
E-mail: sekretariat@svenskaakademien. se
Cám ơn qúy vị.
David Kilgour
cựu Quốc Vụ Khanh Đặc trách Á Châu - Thái Bình Dương
và cựu Quốc Vụ Khanh
Đặc trách Mỹ Châu La Tinh & Phi Châu của CANADA