Có nhà báo vừa hỏi tôi về chuyện “học trước khai giảng sau” ở Việt Nam.
Tôi thấy quái lạ là ở Việt Nam kì quặc thật. Một chuyện đơn giản như vậy mà nhà nước và bộ giáo dục không làm được. Nếu cho học từ tháng 8 thì khai giảng luôn từ tháng 8 còn nếu cho nghỉ đến tháng 9 thì khai giảng vào tháng 9 (nếu không đúng ngày đi học thì sau 1, 2 ngày cũng được). Sao phải lằng nhằng?
Có phải chăng vì kị húy nên nhất định phải khai giảng ngày 5.9 trong khi nhu cầu muốn cho học sinh học từ tháng 8 vì áp lực thi cử nên cứ loanh qua loanh quanh như vậy.
Có một phụ huynh khác hỏi tôi về chuyện có nên nghỉ Thứ Bảy. Tôi đáp luôn là “Rất nên”. Học nhiều mà học vớ vẩn hay học những thứ không có ích thì học ít còn hơn.
Thứ Bảy dành cho gia đình, trải nghiệm, thể thao sẽ tốt hơn. Giáo viên cũng có nhu cầu nghỉ ngơi đoàn viên gia đình.
Con tôi sau này cũng không cho học nhiều và học kiểu học gạo. Mệt xác mà chẳng đến đâu. Lý do là vì suốt 20 năm qua tôi thấy Việt Nam toàn học sinh giỏi các kiểu mà cuối cùng đất nước vẫn lẹt đẹt như giờ và con người thì xuống cấp. Ai khôn hơn tí thì toàn tính bài chuồn hay lo xem làm thế nào gia đình mình có lợi hay thoát khỏi khó khăn còn lại thì “Makeno” . Mà không thế lẽ ra thì phải hoành tráng, hạnh phúc chứ nhìn cả người khôn mặt mũi cũng tối đen, tối ngày lo lắng, bất an , đi đâu thì lén la lén lút, mua sắm, xây nhà, ăn tiêu gì cũng phải ngó thiên hạ thì sung sướng nỗi gì?
Học thế thì học làm gì?
Nguyễn Quốc Vương