Mấy nay coi nhựt trình thấy chuyện điểm không mà vừa khóc vừa cười, đời này hạn người đó không thiếu, nhưng bọn đó chỉ là bề nổi, đứng mũi chịu sào thôi.
Đã sanh ra làm kiếp người thời có đặng đầu óc để xem xét mọi chuyện của thiên hạ. có cái đầu óc phải đặng mở mang ra cho sáng suốt, thông hiểu cổ kim mới vừa có thể Tu thân, Tề gia ra tay giúp đời mới có thể Trị quốc rồi Bình thiên hạ vậy. Thái-công viết “Nhơn sanh bất học, minh minh như dạ hành” kẻ không học khó mà suy xét thiệt hơn nên mờ mờ mịch mịch như người đi đêm mà không đèn, không đuốc vậy.
Việc học khởi thủy từ những vấn đề cho dù là nhỏ nhứt. mà hể có học là có thầy, thầy là người bạn chỉ giúp cho chúng ta qua những nút thắt của sự học. Thiên hạ không thiếu nghề có thầy nhưng nay chủ yếu nói về thầy học vậy.
Nói về sự học lễ, học chữ, học văn từ đời thái cổ đã đặng quan tâm nhiều lắm, mà đã nhận lãnh cái trọng trách làm Thầy là quan-trọng trong quốc gia vậy. thợ hồ mà xây non hư một căn nhà, thợ may cắt bậy hư một bộ đồ, còn Thầy dạy trò bậy là hư cả một đời. bởi vậy ông Tư-Mã-Ôn công viết “dưỡng tử bất giáo, phụ chi quá. Huấn đạo bất nghiêm sư chi đọa”
Hàn-văn công viết “nhơn bất thông cổ kim, mã ngưu chi khâm cư” người kẻ không học như trâu ngựa bận áo, là Trâu hay ngựa là hiền tài hay ngươn khí quốc gia đều do tay của ông Thầy mà làm ra, hà cớ sao lợi vậy. Ở đời nay tự lúc còn nhỏ 5 tuổi đã có sự học bắt đầu, thân cận dạy dỗ trẻ con ngoài gia-đình thời trọng trách của ông thầy cao lớn lắm. Thầy là người dạy Nhơn Lễ chớ đâu phải dạy đều phản trắc xấu xa. Người làm thầy coi như là 1 cái “bửu kiếng” để con trò coi theo, từ ngôn hành tới cử chỉ, lời nói tới y phục.
Quốc gia hưng hay suy cũng do sự học, sự học phát đạt nước thạnh và hưng, sự học gian dối nước nhược và suy, sự học đã đi sai đường, làm cho thiên hạ không tin vào cái gọi là học là hiền tài, mà một nước khi hiền tài quá cháng chường với chánh quốc gia họ thời họa vong quốc không phải cận kề sao?!
Kẻ xưng làm “Thầy thiên hạ” phải ăn ở cho xứng cái danh đạo đức, vào thời xưa không thiếu hôn quân, bạo chúa mà người làm Thầy vẫn giữ khí tiết trung cang, vẫn đãnh thiên lập địa thà chết chớ không nhục. Đời nay lắm kẻ làm Thầy, mà cư xử quá ư là phản đạo đức, tráo điểm, tráo đổi sự học, người tài mất dạng, kẻ ngu ngục lợi ung dung ngạo nghễ, một nước mà sự Học đi tới sự kiệt quệ như vầy, khốn cùng như vầy thử hỏi còn ai mà dám tận trung báo quốc chăng?! Tức nhiên là không bởi vì con người họ không đặng nhận bất cứ gì từ sự học của nước đó, lấy đâu ra lòng trung cang nghĩa đãm, rồi đứng trách sao thiên hạ Kiến nghĩa bất di.
Khi lập quốc sau phải lập giáo, mà sự giáo hóa đã hư hại, kẻ làm giáo hóa lợi càng hư hại vậy sau ta không thẳng tay nhổ tận gốc nó, cái áo rách rồi, càng vá lợi càng nhem nhuốt vậy. đời này sự học như Tả Bánh Lù vậy, không khác gì một đám xà bần, cứ như vầy thời Thiên hạ bất ổn không phải ngày một ngày hai, cần có sự cải biến cho hiệp thời phải thể. Nhứt là bậc làm thầy phải học cao hiểu rộng, đạo đức hơn người, chớ chọn Thầy theo kiểu mua cá mua rau thời trách sao mà nước nhược dân suy.
Muốn hưng quốc phải có lương sư, muốn quốc thạnh phải có hiền tài. Đây là chuyện hệ trọng, coi nhẹ nó là cũng như tự mình ngước mặt phun nước miếng lên trời vậy.
Petrus Tran