Đầu tiên con người sống hồn nhiên như các sinh vật khác. Thế rồi một ngày trí tuệ khiến con người nhận ra họ không thể tránh khỏi cái chết.
Và từ đó họ khổ đau.
Con người né tránh, kéo dài sự sống bằng đủ cách. Nhiều người nhất là vua chúa đi tìm phép trường sinh. Giấc mơ bất tử là giấc mơ chung thấy ở mọi tộc người.
Ở một thái cực khác khi nhận thấy vũ trụ mênh mông, vĩnh cửu còn đời người phù du, con người bắt đầu học cách đối mặt và lựa chọn cái chết trong thế giới tinh thần. Ở đó họ cần đến nghệ thuật, tôn giáo, triết học, tâm lý...
Ở đó họ học cách sống hạnh phúc và có ý nghĩa thay vì mong bất tử.
➥ Mộ bia của các vĩ nhân, những người yêu nước thương dân thường rất giản dị...
Con người cũng sợ bị lãng quên và trở nên vô nghĩa nên đều muốn người khác nhớ đến mình bằng cách này hay cách khác.
Thế nên kẻ xây kim tự tháp, người hy sinh thân mình cho người khác.
Những nghĩa địa với trùng điệp mộ đủ các kiểu thiết kế, màu mè. Những ngôi mả tổ to lớn, những nhà thờ họ cả tỉ mọc lên. Đấy là ước vọng ghi dấu ấn và tránh bị lãng quên.
Cũng có người ghi dấu sự đã từng tồn tại bằng thành quả văn chương, nghệ thuật, khoa học.
Đấy là lý do tôi vẫn biết đến Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Pascal, Newton... và nhớ tới họ hàng ngày dù họ chết đã lâu.
P.s. Đi xe buýt vẫn hay thấy phụ xe mở nhạc Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Văn Cao dù có thể họ không biết rõ về ba người đó. Quả là thú vị.
Nguyễn Quốc Vương
Bài về giả dối, ảo tưởng: