Con người có 4 nhóm máu là: A, B, AB và O. Trong đó, nhóm O được coi là nguồn máu quý nhất vì nó có thể truyền cho cả 3 nhóm máu còn lại. Mặc dù 40% dân số thế giới có nhóm máu O, nguồn cung máu vẫn bị thiếu hụt, đặc biệt là trong các hoạt động cứu nạn lớn.
◪ Công nghệ chuyển máu nhóm A, B thành nhóm máu O
May mắn, mới đây một nhóm các nhà khoa học tại Đại học British Columbia đã công bố một thành công trong việc nghiên cứu cách chuyển máu (công bố trong một hội nghị của Hiệp hội Hóa học Mỹ) hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề này. Họ có thể khai thác vi khuẩn trong ruột người để chuyển máu thuộc các nhóm A, B thành máu nhóm O. Theo đó, một enzyme của vi khuẩn đường ruột có thể chuyển đổi máu nhóm A thành máu nhóm O.
Thực tế, số lượng tế bào hồng cầu trong mỗi nhóm trên đều khác nhau, nhưng chúng lại có sự khác biệt nhau về lượng đường và kháng nguyên trong đó. Cụ thể, nhóm máu A có chứa kháng nguyên A, nhóm máu B có chứa kháng nguyên B, nhóm máu AB có chứa cả 2 kháng nguyên A và B, còn lại nhóm máu O lại không có kháng nguyên. Do đó, chính việc nhóm máu O không chứa kháng nguyên nên nhóm máu này có thể tương thích với tất cả các nhóm máu khác, đồng thời nó cũng sẽ phù hợp với tất cả những người bệnh có nhóm máu khác mà không lo bị cơ thể người nhận đào thải vì nó không tương thích.
Nguyên lý truyền máu là một người không thể nhận máu có kháng nguyên lạ vào cơ thể, bởi hệ thống miễn dịch sẽ tiêu diệt toàn bộ tế bào máu có kháng nguyên lạ, coi chúng như mầm bệnh. Điều này có nghĩa là máu nhóm AB có cả 2 kháng nguyên sẽ nhận được tất cả các nhóm máu khác, nhưng không thể truyền lại cho bất kỳ nhóm máu nào ngoài AB. Ngược lại, nhóm máu O có thể truyền cho bất kể nhóm máu nào, nhưng chỉ có thể nhận lại từ người có nhóm máu O.
Khi tiến hành nghiên cứu, nhóm đã tìm kiếm enzyme phân hủy có khả năng tách một lớp tế bào khỏi lớp đường phủ lên chúng. Bản thân enzyme này phải có khả năng hấp thụ đường khi nó đang tồn tại trong đường ruột. Khi một enzyme tách đường từ đường ruột, thường được gọi là dịch nhầy, và loại đường trong chất dịch này rất giống với các kháng nguyên hồng cầu. Sau đó, khi nhóm các nhà khoa học bổ sung thêm loại enzyme này vào nhóm máu A có yếu tố Rh(-), nó đã ăn các kháng nguyên và chuyển máu thành nhóm O Rh(-). “Chúng tôi phát hiện thấy lớp đường trên tế bào hồng cầu gần như tương đồng với các loại đường được sản sinh ra trên lớp lót thành ruột”, các nhà khoa học chia sẻ.
➥
Các nhà khoa học khai thác vi khuẩn trong ruột người để chuyển máu thuộc các nhóm A, B thành máu nhóm O
Đáng chú ý nhất là chúng ta có thể loại bỏ tất cả các kháng nguyên gắn với tế bào máu, biến tất cả máu thành nhóm O để dự phòng. Đây là mong muốn của các nhà khoa học trong hàng thập kỷ. Theo tin tức Y tế, từ năm 1982, các nhà nghiên cứu đã lần đầu tiên chứng minh được con người có thể chuyển đổi nhóm máu B thành nhóm máu O nhờ sử dụng enzyme từ hạt cà phê xanh. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi một lượng lớn enzyme khiến cho việc triển khai trên quy mô lớn là rất khó khăn. Đến năm 2017, một nhóm các nhà khoa học khác cũng có thể tạo ra máu nhóm O bằng cách đưa gen ung thư vào tiền tế bào hồng cầu. Tuy nhiên, có vẻ như ý tưởng này không an toàn một chút nào và chi phí cho kỹ thuật này cũng rất lớn. Và với phương pháp này của Withers và đồng nghiệp thì tốc độ chuyển đổi nhóm máu A, B thành nhóm máu O nhanh hơn các phương pháp trước đó đến 30 lần, đồng thời vẫn đảm bảo mức chi phí thấp.
Nhóm nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục kiểm tra lại, hoàn thiện hơn phương pháp của mình. Sau đó, họ sẽ tiếp tục cho triển khai thí nghiệm lâm sàng, điều này giúp ngăn chặn những tác dụng phụ không mong muốn trong tiến trình chuyển đổi và tiếp nhận máu. Hiện nay, nhiều nạn nhân tử vong đáng tiếc do mất máu và khan hiếm nguồn cung. Do đó, “công nghệ kỹ thuật y học” mới này sẽ mở ra nguồn cung cấp nhóm máu O dồi dào hơn. Đây chính là bước đột phá lớn trong ngành y học mà nhân loại đang cần để khắc phục tình trạng khan hiếm, cạn dần của các ngân hàng trữ máu hiện nay.
Tồng hợp tin tức tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
Bài về khoa học: