Thám hoa Giang Văn Minh, gương bất khuất trước bạo quyền Phương Bắc

Vua Minh sai người lấy thủy ngân hãm vết mổ, cho ông ngậm nhân sâm rồi đưa vào quan tài đóng kín có hai lớp gỗ dày theo lối trong quan ngoài quách, rồi trao trả sứ bộ nước ta mang thi hài ông về quê an táng. 6 tháng sau thi thể ông mới về quê hương. / Thương tiếc cụ, cả vua Lê và chúa Trịnh về tận nơi làm lễ an táng cho Giang Văn Minh. Vua Lê Thần Tông cất lời than: “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng.” Nghĩa là “Đi sứ không trái mệnh vua, không để nhục nước, xứng đáng là anh hùng thiên cổ”, và truy tặng cụ tước Công bộ tả thị lang Minh quận công. Thám hoa Giang Văn Minh, gương bất khuất trước bạo quyền Phương Bắc
Cụ Giang Văn Minh sinh ngày 6 tháng 9 năm Nhâm Ngọ (1582) tại Đường Lâm, Sơn Tây. Từ nhỏ, cụ đã nổi tiếng là thông minh, học giỏi. Năm 1628, dưới thời vua Lê Thần Tông, Giang Văn Minh đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ tam danh và được bổ làm quan. Sau 10 năm , cụ được bổ làm sứ thần sang Tàu.

Lúc đó nước Nam ta có lệ cống người vàng cho Tàu để đền bù cái chết của Liễu Thăng. Suốt 200 năm, năm nào cũng 2 tượng người được đúc bằng vàng và bạc, mỗi tượng người cao 1 thước 2 tấc và nặng 10 cân. Năm 1637, cụ Giang Văn Minh tuân mệnh vua đi sứ Tàu, bày kế bằng đối đáp để vua nhà Minh nhận thấy sự vô lý của tục này mà phải bãi bỏ tục cống người vàng.

Lần khác, vua Minh muốn thử tài trí của Giang Văn Minh nên ra câu đối “Đồng trụ chí kim dài dĩ lục”, có nghĩa là “Cột đồng tới nay rêu đã xanh”, ý nhắc lại chuyện Mã Viện nhà Đông Hán xưa kia đánh chiếm nước ta đã dựng cột đồng để bêu xấu, khinh miệt dân ta. Chẳng phải chờ lâu, Giang Văn Minh kiêu hãnh đáp lại vế đối: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng”.

Vế đối của Giang Văn Minh rất chỉnh, lời lẽ lại đanh thép, nghĩa là “Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ”, ý nhắc lại trận quân Nam Hán bị Ngô Quyền, quân Tống bị Lê Hoàn, quân Nguyên Mông bị Trần Hưng Đạo đánh cho tan tác trên sông Bạch Đằng.

Khiếp đảm trước tài ứng đối và trí thông minh của sứ thần Đại Việt, lấy cớ bị “làm nhục thiên triều”, vua Minh bất chấp luật lệ bang giao, sai người mổ bụng ông. Hôm ấy là ngày 02-06-1639. Thám hoa Giang Văn Minh chết năm 57 tuổi.

Vua Minh sai người lấy thủy ngân hãm vết mổ, cho ông ngậm nhân sâm rồi đưa vào quan tài đóng kín có hai lớp gỗ dày theo lối trong quan ngoài quách, rồi trao trả sứ bộ nước ta mang thi hài ông về quê an táng. 6 tháng sau thi thể ông mới về quê hương.

Thương tiếc cụ, cả vua Lê và chúa Trịnh về tận nơi làm lễ an táng cho Giang Văn Minh. Vua Lê Thần Tông cất lời than: “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng.” Nghĩa là “Đi sứ không trái mệnh vua, không để nhục nước, xứng đáng là anh hùng thiên cổ”, và truy tặng cụ tước Công bộ tả thị lang Minh quận công.

Thám hoa Giang Văn Minh, gương bất khuất trước bạo quyền Phương Bắc

Nay ở quê của cụ Giang Văn Minh còn có cả mộ (trong hình) còn nhà cũ của cụ nay là đền thờ cụ.

Một sứ thần lẫm liệt và oai phong như vậy, thật làm cho nước Nam ta hãnh diện biết bao.

Tổ tiên ta thật xứng đáng để con cháu ngàn đời ngưỡng vọng.

Nguyễn Thị Bích Hậu
Bài về chủ đề Lịch sử-Truyền thống:
Về đầu trang