➥ Tổng thống Trump ký đạo luật quốc phòng mới ngày 13/8.
Chữ ký của Trump lạ và đẹp quá. Ký mạnh nữa vào. Nhân đạo với thằng khựa là tự sát! Mỹ nên triển khai một hàng không mẫu hạm hoặc một nhóm tàu viễn chinh vĩnh viễn ở biển Đông để cho Bắc Kinh thấy là những lời nói của Mỹ được củng cố bằng hành động chứ không chỉ là lời nói đơn thuần.
“Giấc mộng Trung Hoa” là ý tưởng do Tập Cận Bình khởi xướng, ngày nay được tung hô trên những biển quảng cáo, trạm dừng xe buýt và trên mọi nẻo đường khắp đất nước; giấc mơ này phục vụ cho khát khao lâu đời của Trung Quốc về sự thịnh vượng, quyền lực, nể trọng, và vị thế toàn cầu. Nhưng trong đó không chứa đựng bất cứ khát vọng nào đối với các khái niệm tự do dân chủ và các giá trị nhân văn của phương Tây.
Bởi vì những người Trung Quốc yêu nước đã chờ đợi rất lâu để thấy được ngày đất nước của họ “phục hưng”, nên ta có thể hiểu được tại sao họ lại cảm thấy hân hoan với vị thế ngày một lớn mạnh của đất nước và thèm muốn thể hiện khả năng kháng cự của họ đối với sức ép từ phương Tây, thứ sức mạnh mà họ đã không có được trong một thế kỷ rưỡi.
Tuy nhiên sự cương quyết, cứng nhắc và thái độ chủ nghĩa dân tộc ngày một hằn học hơn của Trung Quốc trong thời gian gần đây đang thổi bùng làn sóng phản kháng trong khu vực ảnh hưởng của nước này. Trên thực tế, một vài người đang đặt ra câu hỏi, “Trung Quốc có bất kỳ bạn bè nào không?”. Những hành động của Trung Quốc cũng đang khiến người ta quan ngại sâu sắc về ý đồ của họ, đặc biệt trong nhóm ủng hộ Trung Quốc mà ta có thể tạm gọi là “phe thỏa hiệp” tại Mỹ và những nơi khác trên thế giới vốn đang nỗ lực để hai nước xích lại gần nhau.
Chính trong bối cảnh này, Chiến lược an ninh quốc gia của Trump đem lại một mối đe dọa đối với một Trung Quốc ngày càng xáo động và bất ổn. Tổng thống Mỹ nhìn nhận thế giới đang ở trong trạng thái “cạnh tranh không ngừng”, thay vì hợp tác.
Cách tiếp cận của Chiến lược an ninh quốc gia là tin xấu đối với một Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào một nước Mỹ tiếp tục duy trì các chính sách hào phóng từ nhiều thập kỷ trước. Khi ngày càng nhiều người tại Washington nhận ra điều đó, Trung Quốc sẽ đánh mất sự ủng hộ then chốt của Mỹ.
Đừng bao giờ đánh giá thấp Hoa Kỳ. Chiến lược an ninh quốc gia nước Mỹ viết: “Một cuộc cạnh tranh địa chính trị giữa các tầm nhìn tự do và đàn áp về trật tự thế giới đang diễn ra tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Khi quan điểm về Trung Quốc thay đổi, những nhận thức của người Mỹ về chính đất nước họ cũng sẽ thay đổi. Sự suy thoái và sa sút của Mỹ là một chủ đề thường trực, không chỉ trong giới báo chí nước ngoài hay thù địch, mà còn cả trong giới báo chí Mỹ. Khi tôi nghiên cứu triển vọng, tôi không thấy sự suy thoái của Mỹ. Đó là một ảo tưởng luôn tái diễn trong giới trí thức chính sách đối ngoại.
Quan điểm thường được chấp nhận rằng Trump đang rút khỏi thế giới lại mâu thuẫn với Chiến lược an ninh quốc gia của ông. Ngay cả khi Mỹ muốn từ bỏ vai trò lãnh đạo trên toàn cầu, ý niệm rằng Mỹ đang đánh mất khả năng gây ảnh hưởng đối với Trung Quốc là sai lầm. Nghịch lý là sự rút lui của Mỹ có thể sẽ tăng cường ảnh hưởng đòn bẩy của nước này.
Người Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể tiến tới sân khấu trung tâm, như Tập Cận Bình mạnh bạo tuyên bố trong báo cáo dài 3 tiếng 23 phút của ông tại phiên khai mạc Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10/2017.
Sân khấu trung tâm ư? Tới một thời điểm nào đó, Trung Quốc sẽ không thể thực hiện đầy đủ các cam kết và do đó khiến cho bản thân trở nên dễ bị tổn thương.
Trung Quốc hiện đang ở trong tình trạng này, nhưng ở mức độ xấu hơn nhiều. Tham vọng của Tập Cận Bình – chúng ta có nên gọi nó là tham vọng ngông cuồng hay không? Điều thực sự bất thường về năm 2017 là câu chuyện Trung Quốc đã đảo ngược một cách đột ngột như thế nào. Khi năm đó bắt đầu, Trung Quốc có vẻ như sẽ sở hữu cả thế kỷ.
Giờ đây, nhiều người lo ngại rằng Trung Quốc đang thoái lui vào một thời kỳ nguy hiểm. Tham vọng của Tập Cận Bình đã dẫn đến việc Trung Quốc kéo căng quá mức ở nước ngoài – từ các khu vực biên giới tới các địa điểm xa xôi. Một chính sách đối ngoại ngày càng khiêu khích, được thể hiện bằng chủ trương khôi phục lãnh thổ, đang đẩy các nước khác vào liên minh để bảo vệ họ khỏi chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh.
Nhóm quan trọng nhất như vậy là “Bộ tứ”, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã có thể phá hoại hợp tác chặt chẽ giữa 4 quốc gia này, nhưng sau nhiều năm Trung Quốc có hành động khiêu khích, những người bạn này đang hợp tác chặt chẽ với nhau. Và họ đang thu hút các nước khác, đáng chú ý nhất là Việt Nam ta.
Tập Cận Bình có thể chọc tức Việt Nam ta mà không phải hứng chịu hậu quả lâu dài, nhưng họ không thể mong đợi điều tương tự với New Delhi. Khi nhìn về hướng Đông, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ từng không nhìn xa hơn eo biển Malacca. Nhưng giờ đây họ tuyên bố rằng cả Biển Đông và biển Hoa Đông đều có vai trò thiết yếu đối với an ninh của Ấn Độ. Sự thay đổi đó, điều có nghĩa là Ấn Độ đang phát triển các mối liên kết với khu vực Đông Á, là phản ứng trực tiếp trước sự khiêu khích của Trung Quốc tại các vùng biển xung quanh bờ biển của Ấn Độ.
Mỹ và các nước bạn bè đang hình thành một sự kết hợp hùng mạnh. Chiến lược an ninh quốc gia của Trump tuyên bố: “Cùng với nhau, Mỹ và các đồng minh và đối tác của chúng ta đại diện cho hơn một nửa GDP toàn cầu. Không đối thủ nào của chúng ta có liên minh có thể so sánh được”.
Chiến Lược Quốc Phòng lần trước ra đời dưới thời Robert Gates cách đây đúng một thập niên vào ngày 31/7/2008. Khác với các văn bản trước đây, Chiến Lược Quốc Phòng 2018 khá ngắn gọn và do chính tay Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis soạn thảo. Mattis là một vị tướng thủy quân lục chiến. Do đó, ông sử dụng ngôn ngữ thẳng thừng như một người lính. Trong hai thập niên qua, chiến lược quốc phòng của Mỹ đặt ưu tiên việc chống khủng bố Hồi Giáo. Lần này thì hoàn toàn đảo ngược. Thật ra, Mattis cho rằng Mỹ đã chểnh mảng với chiến lược quốc phòng trong thời gian qua. Chiến lược mới sẽ ghi nhận thực tế là Trung Quốc và Ngà la mối đe dọa lớn nhất của Mỹ. Thứ hai là Bắc Hàn và Iran. Sau chót mới là khủng bố Hồi Giáo. Chẳng hạn, Trung Quốc có một đồng minh chính thức: nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Nước này chỉ có một người bạn lớn là Nga, nhưng Nga cũng yếu, và về một số khía cạnh nào đó là một gánh nặng đối với các nguồn lực đang bị kéo căng quá mức của Bắc Kinh. Vào một thời điểm khi Trung Quốc cần bạn bè, nhà lãnh đạo tối cao của nước này dường như quyết tâm lựa chọn các đối tác yếu ớt và khiến các nhà nước hùng mạnh xa lánh.
Cuối cùng, xã hội Trung Quốc đã bồn chồn, bất ổn, dễ thay đổi và tức giận trong một thời gian. Tập Cận Bình đã khiến tình hình trầm trọng hơn bằng cách khuyến khích cái mà sử gia Arthur Waldron thuộc Đại học Pennsylvania gọi là một “phản xạ chống phương Tây hung dữ”. Sự bài ngoại đó làm nền tảng cho mục tiêu của Tập Cận Bình là tạo ra “sự tự tin vào nền văn hóa của chúng ta”, một yếu tố trong sáng kiến “Bốn tự tin” của ông ta.
Hôm thứ Hai (13/8), tại Sân bay Quân sự Wheeler-Sack, căn cứ Fort Drum, New York, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký thông qua Đạo luật Trao quyền Quốc phòng 2019 với gói chi tiêu 717 tỷ USD. Luật này đặc biệt chỉ rõ một số kẻ thù của Mỹ, trong đó có Trung Quốc. Dự luật nói trên đã từng được đưa ra trước đây nhưng không được thông qua.
Đạo luật Quốc phòng 2019 của Mỹ cũng gọi “cạnh tranh chiến lược dài hạn với Trung Quốc” là một ưu tiên cao của Mỹ và nhấn mạnh Washington nên cải thiện khả năng phòng thủ của Đài Loan tự trị – hòn đảo mà Trung Quốc luôn tuyên bố là tỉnh ngoài khơi xa của mình. Lầu Năm Góc đang đưa trở lại một dự luật nhằm tăng ngân sách quốc phòng của Mỹ lên 1,5 tỉ USD hàng năm trong vòng 5 năm tới, với mục đích hỗ trợ cho hoạt động tăng cường sức mạnh quân sự cho vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan trước một Trung Quốc ngày càng mạnh. Thông tin này chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.
Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo Luật NDAA (Đạo luật ủy quyền quốc phòng) 2019, ngăn chặn hoạt động xâm lược của Trung Quốc ở biển Đông với 87 thuận và 10 phiếu chống .
Dự luật có trị giá 716 tỷ đô la phân bổ kinh phí và tài nguyên để ngăn chặn:
1 – Các hoạt động xâm chiếm đất đai biển đảo của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á.
2 – Các hoạt động gián điệp của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ và quốc tế
3 – Các kế hoạch của Trung Quốc làm suy yếu Hoa Kỳ.
Tổng thống Donald Trump đã ký dự luật và Trung Quốc đang sốc và kinh hoàng vì dự luật này sẽ thanh toán tất cả những âm mưu hoạt động của Trung Quốc trên toàn cầu.
NDAA củng cố lệnh cấm Trung Quốc tham gia tập trận hàng hải của Mỹ và các hoạt động hàng hải đa phương của Vành đai Thái Bình Dương được tổ chức hàng năm.
Lệnh cấm sẽ được dỡ bỏ khi Trung Quốc dừng lại tất cả các hành động xâm chiếm biển đảo và loại bỏ các hệ thống vũ khí ra khỏi các tiền đồn Biển Đông.
Quy định này về cơ bản tương đương với 1 lệnh cấm vĩnh viễn! Trung Quốc nếu không chấm dứt quân sự hóa Biển Đông thì Mỹ sẽ không tiếp tục mời Trung Quốc tham gia các cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương, đối đầu quân sự Trung - Mỹ sẽ ngày càng căng thẳng.
Ngoài ra, Trung Quốc phải duy trì xu hướng ổn định của khu vực Biển Đông trong 4 năm, không được tiếp tục có bất cứ hành động xây dựng mới nào ở các đảo, đá ngầm trên Biển Đông, hơn nữa còn phải rút toàn bộ các tên lửa và thiết bị điện tử đã triển khai, mới có thể nhận được tư cách tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương của Mỹ.
Khi giới thiệu Chiến lược an ninh quốc gia mới của mình, Nhà Trắng của Tổng thống Trump đã xác định Trung Quốc là một cường quốc “theo chủ nghĩa xét lại”, một “kình địch” và “đối thủ cạnh tranh”. Trong suốt 68 trang, Chiến lược an ninh quốc gia liệt kê hành vi thù địch của Bắc Kinh và cho rằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ và những nơi khác là “độc hại”. Làm như vậy là hợp lý.
May mắn thay cho Mỹ và đối lập với lẽ phải thông thường của Washington, nhà nước Trung Quốc nhìn có vẻ hùng mạnh trên thực tế lại đặc biệt dễ bị tổn thương vào thời điểm này. Thứ nhất, nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đang đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.
Cùng lúc đó, Bắc Kinh đang bị kéo căng quá mức, chủ yếu do tầm nhìn bành trướng của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Các hành động khiêu khích của Trung Quốc đang khiến các nước khác xa lánh, củng cố một liên minh đang phát triển nhằm chống lại Bắc Kinh. Việc Tập Cận Bình không ngừng theo đuổi quyền kiểm soát tuyệt đối tại quê nhà đã làm suy yếu các thể chế của Trung Quốc. Người dân Trung Quốc đang bồn chồn.
Câu chuyện kể phổ biến về Trung Quốc ngày nay tương tự với câu chuyện của Liên Xô vào đầu những năm 1970. Khi đó, người Mỹ tin rằng họ phải điều chỉnh để thích ứng với Moskva. Tuy nhiên, trong vòng 2 thập kỷ, đế chế Xôviết đã sụp đổ từ bên trong. Trump chắc chắn không phải là Ronald Reagan, nhưng vị tổng thống hiện thời, giống như người tiền nhiệm nổi tiếng của ông, có bản tính ngoan cố và sẵn sàng phá bỏ thông lệ.
Hơn bất cứ lúc nào khác trong thập kỷ này, Mỹ đang ở vị thế có thể đòi hỏi Bắc Kinh phải tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn đã được thiết lập.
Thoạt nhìn, sự trỗi dậy phi thường trong 4 thập kỷ của Trung Quốc đem lại cho Bắc Kinh một lợi thế quyết định đối với Washington. Và hầu hết các nhà quan sát đều tin rằng lợi thế đó sẽ chỉ nới rộng theo thời gian. Theo một báo cáo được Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh tại London công bố vào tháng 12/2017, kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua kinh tế Mỹ vào năm 2032.
Một số người cho rằng dự báo năm 2032 là quá thận trọng. Vào năm 2011, nhà phân tích Jim O’Neill của tập đoàn Goldman Sachs cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2027. Vào năm 2016, một nhà quan sát đã sử dụng dữ liệu của tổ chức Conference Board để dự báo rằng năm diễn ra sự thay đổi này trên thực tế sẽ là năm 2018.
Các nền kinh tế lớn chi phối các nền kinh tế nhỏ hơn, nhưng đừng trông đợi tổng bí thư Trung Quốc sẽ ra lệnh được cho tổng thống Mỹ vào bất cứ thời gian nào trước mắt. Trước hết, hầu như không có khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua kinh tế Mỹ vào năm 2032, chứ chưa nói tới năm 2018 hay 2027.
Trung Quốc đang đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ có hệ thống. Có một điều chắc chắn là khi Trung Quốc càng trì hoãn việc tính toán chuyện giải quyết nợ nần thì hậu quả cuối cùng sẽ lại càng nghiêm trọng.
Lê Nhân Nghĩa
Bài mang tính tổng hợp: