Đòn hạt nhân của Mỹ — hư chiêu hay thực chiêu, không thể nói trước

Hiện nay các biện pháp kinh tế đang ngày càng được Mỹ xiết chặt. Chúng ta thấy tổng thống Trump không từ bỏ bất kỳ một biện pháp trừng phạt kinh tế nào dù nhỏ nếu biện pháp đó có chút ít hiệu quả. Một biện pháp “bé tẹo” như rút khỏi Công ước bưu chính quốc tế để Trung quốc không thể gửi bưu phẩm qua Mỹ với giá rẻ mà ông Trump cũng sử dụng thì đủ biết quyết tâm trừng phạt Trung quốc của ông cao tới mức nào. Vì vậy nếu các biện pháp kinh tế không làm cho nội các ông Tập nghĩ lại, tổng thống Trump chắc chắc không từ bỏ biện pháp chiến tranh. Mà ngày nay nói đến chiến tranh giữa các nước lớn thì phải là chiến tranh hạt nhân. Source: fb.com/permalink.php?story_fbid=2065848213470841&id=100001370467846
Gorbachov và Reagan ký hiệp ước hạt nhân INF, mở ra thời kỳ hoà bình giữa 2 cường quốc.
Gorbachov và Reagan ký hiệp ước hạt nhân INF, mở ra thời kỳ hoà bình giữa 2 cường quốc.
Gorbachov và Reagan ký hiệp ước hạt nhân INF, mở ra thời kỳ hoà bình giữa 2 cường quốc.

Ngay sau khi tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước hạt nhật INF, Tổng thống Donald Trump lập tức công bố ý định xây dựng kho vũ khí hạt nhân nhiều gấp 10 lần hiện nay.

Mỹ sẽ mất bao lâu để phát triển kho vũ khí hạt nhân? Thật ra Mỹ đã có sẵn kho vũ khí hạt nhân 4000 đơn vị, và Mỹ chưa bao giờ ngừng nghiên cứu vũ khí hạt nhân. Ngân sách quốc phòng cũng đã được tăng thêm rất nhiều trong năm tới. Vì vậy nếu cần thiết chỉ trong vài tháng khởi động Mỹ đã có thể tăng thêm lượng vũ khí hạt nhân lên rất nhiều.

Tuy nhiên cần nói điều này. Trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, không bao giờ cần tới quá 10 đơn vị vũ khí hạt nhân. Chúng ta thấy Mỹ ném xuống Nhật chỉ có 2 quả bom nguyên tử mà nỗi tang thương đã bao trùm kinh hoàng khiến toàn bộ nội các Nhật bản phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngay lập tức. Vì vậy 10 đơn vị hạt nhân cho 1 cuộc chiến tranh sẽ là quá lớn rồi.

Tôi đã nhiều lần nói về mục đích khởi động cuộc chiến với Trung quốc của Mỹ và bây giờ nhắc lại ở đây một lần nữa: Đó là Mỹ không chấp nhận sự tồn tại của Trung quốc trong tư cách là một nhà nước xã hội chủ nghĩa trên quả địa cầu này. Mỹ chỉ chấp nhận sự tồn tại của Trung quốc khi họ thay đổi chế độ chính trị. Vì vậy Mỹ sẵn sàng dùng đến con bài cuối cùng tệ hại nhất là chiến tranh hạt nhân để đạt mục đích, để toàn bộ nội các của ông Tập Cận Bình phải tuyên bố đầu hàng và sau đó tuyên bố thay đổi chế độ chính trị của nước này như đã từng làm với Nhật bản.

Hiện nay các biện pháp kinh tế đang ngày càng được Mỹ xiết chặt. Chúng ta thấy tổng thống Trump không từ bỏ bất kỳ một biện pháp trừng phạt kinh tế nào dù nhỏ nếu biện pháp đó có chút ít hiệu quả. Một biện pháp “bé tẹo” như rút khỏi Công ước bưu chính quốc tế để Trung quốc không thể gửi bưu phẩm qua Mỹ với giá rẻ mà ông Trump cũng sử dụng thì đủ biết quyết tâm trừng phạt Trung quốc của ông cao tới mức nào. Vì vậy nếu các biện pháp kinh tế không làm cho nội các ông Tập nghĩ lại, tổng thống Trump chắc chắc không từ bỏ biện pháp chiến tranh. Mà ngày nay nói đến chiến tranh giữa các nước lớn thì phải là chiến tranh hạt nhân.

Tới đây nói về khả năng tấn công lẫn nhau giữa 2 nước. Khẳng định rằng Trung quốc sẽ không bao giờ có thế tấn công hạt nhân nước Mỹ nhưng ngược lại Mỹ có thể tấn công hạt nhân Trung quốc một cách vô cùng dễ dàng. Vì sao vậy? Vì chiến trường sẽ là trên đất Trung quốc chứ không phải trên đất Mỹ. Liên quân Mỹ sẽ tập trung lực lượng ngay tại Biển Đông, cự ly từ đây đến thành phố Bắc Kinh và một loạt thành phố quan trọng sát biển của Trung quốc đều nằm trong tầm tên lửa của tàu ngầm hạt nhân. Ngược lại từ Trung quốc bắn tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân qua Mỹ thì là điều không tưởng trong điều kiện kỹ thuật hiện nay.

Nhưng thật ra trong một cuộc chiến hạt nhân, vấn đề nằm ở chỗ độ sinh tử của nước nào lớn hơn để nước đó quyết định bấm nút trước. Một nước không thể không tấn công nếu điều đó đe doạ an nguy của họ tới mức họ sẽ diệt vong.

Ở đây thật ra cuộc chiến tranh là vấn đề sinh tử cho nước Mỹ chứ không phải Trung quốc. Nếu Mỹ không buộc được Trung quốc thay đổi chế độ chính trị, Mỹ sẽ chết. Ngược lại việc tháo ngòi nổ chiến tranh từ phía Trung quốc dễ hơn nhiều nếu chính phủ Trung quốc chấp nhận từ bỏ việc xây dựng kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời cải tổ chính trị, mở rộng dân chủ. Điều mà Liên Xô thực hiện dễ như trở bàn tay.

Trần Đình Thu
Bài về chủ đề Ngoại giao-Chính trị:
Về đầu trang