Chết như một phần tất yếu của cuộc sống...

Không như nhiều người ở phương Tây, người Bhutan không tách riêng hình ảnh của cái chết. Chết chóc và hình ảnh cái chết có mặt ở khắp nơi, nhất là trong những tranh vẽ Phật giáo với những hình ảnh minh họa đầy màu sắc. Không ai, ngay cả trẻ nhỏ, được giữ tránh xa những hình ảnh này hay những điệu múa nghi lễ thể hiện cái chết. / Cái chết là một phần của cuộc sống dù chúng ta có muốn hay không và việc không để ý đến sự thật này sẽ dẫn đến một cái giá nặng nề về mặt tâm lý. Source: fb.com/permalink.php?story_fbid=731229490568507&id=100010443872753 Chết như một phần tất yếu của cuộc sống...
Chết như một phần tất yếu của cuộc sống...

Mỗi người sinh ra đã sẵn nằm trong vòng quay của sinh lão bệnh tử. Đối với nhiều người thì cái chết là một bi kịch song đối với những người có niềm tin vào cõi vĩnh hằng và vòng tay của Đức Chúa Trời thì cái chết ấy đã không còn quá đỗi sợ hãi, như sơ Cecilia sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư phổi đã nở nụ cười rạng rỡ trên môi trước khi trút hơi thở cuối cùng.

Tôi nhận thấy rằng nghĩ về cái chết không khiến cho tôi đau buồn. Nó khiến cho tôi sống trọn vẹn từng khoảnh khắc và nhìn cuộc sống theo cách mà tôi không thường nhận ra.

Trong một nghiên cứu hồi năm 2007, các nhà tâm lý học Nathan DeWall và Roy Baumesiter tại Đại học Kentucky đã chia vài chục sinh viên ra làm hai nhóm. Một nhóm được yêu cầu nghĩ về lần đi khám nha khoa rất đau đớn và một nhóm được yêu cầu chiêm nghiệm về cái chết của chính họ.

Cả hai nhóm sinh viên này sau đó được yêu cầu hoàn thành một từ đầy đủ từ một số chữ cái cho sẵn. Nhóm nghĩ về cái chết đã đưa ra những từ tích cực hơn nhiều so với nhóm kia, chẳng hạn như từ ‘vui sướng’.

Không như nhiều người ở phương Tây, người Bhutan không tách riêng hình ảnh của cái chết. Chết chóc và hình ảnh cái chết có mặt ở khắp nơi, nhất là trong những tranh vẽ Phật giáo với những hình ảnh minh họa đầy màu sắc. Không ai, ngay cả trẻ nhỏ, được giữ tránh xa những hình ảnh này hay những điệu múa nghi lễ thể hiện cái chết.

Trong một lần đến Thimphu, thủ đô của Bhutan, tôi đã ngồi đối diện một người đàn ông có tên Karma Ura và trút hết ruột gan của mình. Có lẽ lý do là vì ông ấy có tên là Karma (tức ‘Nghiệp’ theo Phật giáo), hay do không khí loãng hay do hành trình chuyến đi đã làm tôi không e dè gì nữa.

Chính là nỗi sợ cái chết trước khi chúng ta làm được những gì chúng ta muốn hay nhìn thấy con cái chúng ta lớn khôn. Đó chính là lý do khiến ta cảm thấy bất an. Nhưng tại sao tôi lại cần nghĩ về một điều đau buồn đến như vậy? Những người giàu ở phương Tây – họ chưa từng chạm vào xác người chết, những vết thương còn nguyên hay những thứ thối rữa. Đó chính là vấn đề. Đó là cuộc sống nhân sinh. Chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho giây phút chúng ta từ giã cõi đời.

Các địa điểm, cũng như con người, có cách gây bất ngờ cho chúng ta, miễn là chúng ta đón nhận khả năng bất ngờ và không bị ảnh hưởng bởi những quan niệm sẵn có.

Lễ hội “Thần Chết” ở Bhutan.
➥ Lễ hội “Thần Chết” ở Bhutan.

Vương quốc nằm trên dãy Himalaya này được biết đến nhiều nhất với Chỉ số Hạnh phúc Quốc gia. Đây là một đất nước mà sự hài lòng được cho là ngự trị còn nỗi buồn không được phép ghé đến. Bhutan thật sự là một đất nước đặc biệt và Ura, giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Bhutan, là một người đặc biệt. Tuy nhiên sự đặc biệt đó mang nhiều sắc thái.

Thật ra, khi đưa ra đề xuất tôi nên nghĩ về cái chết một lần mỗi ngày, Ura hơi dễ dãi đối với tôi. Trong văn hóa Bhutan, người ta phải nghĩ về cái chết năm lần một ngày.

Điều này thật không bình thường đối với bất kỳ nước nào, nhất là đối với một nước thường được đánh đồng với hạnh phúc như Bhutan. Liệu đây có phải là đất nước của sự tăm tối và tuyệt vọng mà bên ngoài không biết đến?

Không nhất thiết phải như vậy.

Một số nghiên cứu mới đây cho thấy bằng cách nghĩ về cái chết thường xuyên như vậy, người dân Bhutan sẽ đạt được một cái gì đó.

Điều này khiến cho các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng ‘cái chết là một việc đáng sợ về mặt tâm lý nhưng khi chúng ta chiêm nghiệm về nó thì chúng ta tự động tìm đến những suy nghĩ vui vẻ’.
Điều này, tôi tin chắc, không hề khiến Ura hay bất kỳ người dân Bhutan nào cảm thấy ngạc nhiên.

Họ biết rằng cái chết là một phần của cuộc sống dù chúng ta có muốn hay không và việc không để ý đến sự thật này sẽ dẫn đến một cái giá nặng nề về mặt tâm lý.

Tại sao người dân Bhutan có thái độ như thế đối với cái chết? Một lý do khiến người dân Bhutan nghĩ về cái chết thường xuyên là vì nó có mặt ở mọi nơi xung quanh họ. Đối với một đất nước nhỏ bé, có nhiều cách để chết. Người dân có thể mất mạng trên những cung đường ngoằn ngoèo, hiểm trở. Bạn có thể bị gấu vồ hay ăn nhầm nấm độc...

Một cách giải thích khác là niềm tin Phật giáo thấm sâu vào đất nước này, nhất là niềm tin vào kiếp sau. Nếu bạn tin rằng bạn sẽ có kiếp sau, bạn sẽ ít có khả năng lo sợ kết thúc kiếp sống hiện tại.

Như trong Kinh Phật dạy, chúng ta tin vào kiếp sau không nên sợ cái chết hơn là sợ vứt bỏ đi lớp áo cũ. Điều này không có nghĩa là người dân Bhutan không có nỗi sợ hay nỗi buồn trước cái chết. Dĩ nhiên là họ sợ và buồn.

Nhưng họ không chạy trốn những cảm giác này. Ở phương Tây chúng ta muốn vượt qua nỗi buồn, chúng ta sợ nỗi buồn. Còn ở Bhutan có một sự chấp nhận. Đó là một phần của cuộc sống.

Trong thời gian yên tu ở Bhutan một hôm bỗng dưng chúng tôi cảm thông được nụ cười nhẹ nhàng hiện trên môi tượng đức Phật và nụ cười tạm biệt của các Thiền sư khi từ giã cuộc đời. Tại sao bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật tại Lộc Uyển đề cập trước nhất là Khổ đế, cho đến nhiều bài thuyết pháp sau này, đức Phật cũng thường nhắc đến nỗi khổ của chúng sanh vô tận bằng những câu “nước mắt chúng sanh nhiều hơn nước biển cả...”, mà trên gương mặt Ngài luôn nở nụ cười?
“Thực tế, trong văn hóa dân Bhutan, cái chết được mỗi người nghĩ tới 5 lần một ngày. Họ không cô lập cái chết giống người phương Tây.

Hình ảnh của nó xuất hiện khắp nơi tại quốc gia này, đặc biệt là trong các ngôi đền, chùa và tích gắn liền với Phật giáo. Người qua đời sẽ được để tang 49 ngày nhằm thể hiện sự đau buồn từ gia đình, thân nhân.

Trong một nghiên cứu của Đại học Kentucky, Mỹ do hai giáo sư tâm lý tên Nathan DeWall và Roy Baumesiter cùng hàng chục sinh viên thực hiện, họ nhận thấy sự kỳ diệu trong suy nghĩ về cái chết ở người dân nơi đây.”

Anh Minh

Hôm nay tôi không mang đến cho bạn bất kỳ một món quà gì về mặt vật chất, mà tôi sẽ tặng bạn món quà Pháp bảo, những lời dạy của Đức Phật. Hãy nghe cho kỹ đây, bạn của tôi. Bạn nên hiểu rằng ngay cả đối với Đức Phật, Đấng đã tích lũy công đức và phước báu trong vô lượng kiếp cũng không thể tránh được cái chết về mặt thể xác. Khi đến tuổi già, Ngài đã từ bỏ thân xác của mình như buông bỏ một gánh nặng. Giờ đây, bạn cũng phải học để hài lòng với ngần ấy năm bạn đã chung sống với thân xác này. Bạn nên cảm thấy rằng như vậy là đã đủ.

Bạn có thể so sánh thân xác này như một món đồ gia dụng mà bạn đã sử dụng trong một thời gian dài như chén, bát, tách, dĩa, … vv.

Lần đầu tiên khi bạn có chúng, chúng sạch sẽ, tinh tươm và sáng bóng biết bao, nhưng bây giờ sau khi sử dụng một thời gian quá lâu, chúng bắt đầu sứt mẻ và hư hao. Một số bị hỏng, một số biến mất và những món còn lại đang dần trở nên tệ hại và hoạt động không ổn định. Bản chất của chúng là như thế. Cơ thể của bạn cũng vậy. Nó đã liên tục thay đổi ngay từ khi bạn mới sinh ra, qua thời thơ ấu và tuổi trẻ, cho đến bây giờ nó đã đến tuổi già. Bạn phải chấp nhận điều đó. Đức Phật nói rằng đó là các hành (sankharas), là chu kỳ phát triển. Cho dù đó là nội tại của một sự vật, cơ thể con người hoặc là các sự việc bên ngoài… bản chất của mọi vật là thay đổi, là vô thường. Hãy chiêm nghiệm về sự thật này cho đến khi bạn hiểu nó rõ ràng.

Thân xác nằm đây đang suy tàn được gọi là saccadhamma, là sự thật, là diệu pháp và là giáo lý không thay đổi của Đức Phật. Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào cơ thể để chiêm nghiệm và thấu hiểu bản chất vô thường của vạn vật. Chúng ta phải chấp nhận cơ thể này cho dù là khi nó còn trẻ trung tươi mát hay là già nua yếu đuối và bệnh tật.

Đức Phật dạy chúng ta phải luôn luôn tỉnh thức nhận biết rằng chỉ có cơ thể này đang bị cầm giữ bởi lẽ vô thường, bởi sinh lão bệnh tử; chứ không phải là tâm ta. Giờ đây khi cơ thể của bạn đang xuống dốc và trở nên già đi, hãy luôn tỉnh giác để tâm bạn vẫn luôn trẻ trung tươi mới, không bị tàn tạ vì năm tháng như cơ thể của bạn. Hãy tách biệt thân và tâm của bạn. Hãy tiếp sức cho tâm hồn của bạn bằng cách nhận ra sự thật về lẽ vô thường đang diễn ra trên cơ thể đang già đi này chứ không phải tâm của bạn. Tâm của bạn vẫn có thể luôn trẻ trung, tinh khôi và tươi mới.

Đức Phật dạy rằng đây là bản chất của cơ thể, không có cách nào khác. Sinh, Lão, Bệnh và Tử, bạn đang trải nghiệm sự thật vĩ đại đó. Hãy nhìn vào cơ thể của bạn với con mắt trí huệ và nhận ra sự thật.

Giả sử khi căn nhà của bạn bị ngập nước, hỏa hoạn, hay bất kỳ một mối nguy hiểm nào đang đe dọa nó, chỉ là cái xác nhà bị đe dọa hủy hoại, không phải tâm của bạn. Nếu có một trận lụt, đừng để tâm trí của bạn bị nhấn chìm theo ngôi nhà. Nếu có hỏa hoạn, đừng để nó đốt cháy luôn trái tim của bạn.

Hãy để cho ngôi nhà, là vật ngoại thân, chịu đựng những điều đó, lũ lụt, hỏa hoạn, thiên tai… để cho tâm bạn được an nhiên và tự do khỏi những ràng buộc của bám chấp. Việc gì đến sẽ đến đúng vào lúc nó phải đến. Không mong cầu cũng đừng sợ hãi.

Bạn đã sống trên cõi đời này đủ lâu để đôi mắt của bạn thưởng ngoạn những cảnh tượng, màu sắc đẹp đẽ, yêu kiều và ngoạn mục cũng như chứng kiến những điều tồi tệ, đáng buồn hay xấu xí. Tai của bạn cũng đã từng nghe qua những âm thanh du dương êm dịu, trìu mến cũng như những tiếng chói tai và làm bạn khổ sở. Từ đó, bạn có một số kinh nghiệm. Và tất cả những điều đó chỉ là kinh nghiệm. Bạn đã từng nếm qua những món ăn ngon và vị ngon chỉ là vị ngon, chỉ vậy thôi. Các vị đắng và dở chỉ là khẩu vị khó chịu. Đơn giản là như vậy.

Đức Phật nói rằng giàu hay nghèo, già hay trẻ, con người hay động vật, loài hữu tình hay vô tình trong thế giới này; tất cả mọi thứ đều thay đổi và vô thường. Đây là một thực tế của cuộc sống mà chúng ta phải chấp nhận. Nhưng Đức Phật cũng nói rằng chúng ta hãy chiêm nghiệm thân và tâm để thấy được vô ngã. Không có cái gì là “tôi” hay “của tôi” ở đây cả. Mọi việc ta thấy chỉ là tạm thời. Giống như ngôi nhà này: trên danh nghĩa nó là của bạn, nhưng bạn lại không thể mang nó theo đến bất cứ đâu.

Cũng vậy, tài sản “của bạn”, sự giàu có “của bạn” và gia đình “của bạn”, tất cả đều là trên danh nghĩa, chúng thực sự không có vật gì là của bạn. Chúng không thực sự thuộc về bạn. Không chỉ bạn mới đối diện với sự thật này, kể cả Đức Phật và các đệ tử đã giác ngộ của Ngài cũng thế. Nhưng họ khác với chúng ta là vì họ tôn trọng và chấp nhận sự thật này như là bản chất của chúng và không tìm cách tránh né.

Đức Phật dạy chúng ta hãy kiểm tra toàn bộ thân này, từ chân lên đến đỉnh đầu, rồi sau đó kiểm tra lại một lần nữa từ đỉnh đầu xuống chân để xem thân này có những gì? Có bất cứ yếu tố nào có bản chất trong sạch không? Bạn có tìm thấy được bất kỳ điều gì mang tính vĩnh hằng không? Toàn bộ cơ thể này đang dần bị thoái hóa và Đức Phật nói rằng cả thân này cũng không thuộc về chúng ta, ta nên biết điều đó. Cơ thể chúng ta phát triển và thoái hóa, bị chi phối bởi luật vô thường. Làm sao ta có thể mong nó khác đi được? Thực ra khi cơ thể của bạn trở nên già đi và thoái hóa như thế này, không có gì sai hay là trục trặc cả, mà đó là quy luật tự nhiên. Vì thế đừng vọng tưởng sai lầm và lấy đó làm đau khổ. Khi tâm ta vọng tưởng, chúng sẽ dễ dàng đưa ta đến vô minh.

Giống như nước sông luôn chảy xuống chỗ thấp hơn thay vì chảy ngược lên, đó là quy luật tự nhiên.

Nếu một người đứng bên bờ sông, thấy nước chảy xuôi dòng lại u mê kỳ vọng nó chảy ngược về đầu nguồn, anh ta sẽ thấy vô vọng và cực kỳ đau khổ vì những suy nghĩ sai lầm đó. Cho dù anh ta có làm gì đi chăng nữa, những sai lầm vọng tưởng sẽ không để cho tâm anh ấy một phút an lành.

Nếu anh ta có hiểu biết và chánh kiến, anh sẽ thấy rằng nước chắc chắn phải chảy xuống dốc. Chừng nào anh ta chưa nhận ra và chấp nhận thực tế này, anh ta vẫn còn bị rơi vào khủng hoảng và đau buồn.

Dòng sông phải chảy xuống dốc; giống như cơ thể của bạn vậy. Nó đã từng trẻ trung, xinh đẹp và tràn đầy sức sống, giờ đây cơ thể của bạn trở nên già nua, đi ngang qua những đoạn gập ghềnh và hướng về sự chết.

Đừng mong muốn nó sẽ khác đi, hay ít ra là sẽ không xảy đến với bạn. Bạn không có năng lực để quay ngược thời gian.

Đức Phật khuyên chúng ta hãy nhận biết bản chất của sự sự vật rồi buông bỏ những chấp thủ của chúng ta đối với sự vật trên thế gian này. Hãy nương tựa và ẩn náu nơi sự buông xả. Hãy thiền định ngay cả khi bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Hãy để tâm trí của bạn hòa nhịp với hơi thở. Hít thở sâu và sau đó để tâm vào hơi thở bằng cách niệm Phật. Hãy thực hành điều này thường xuyên.

Lê Nhân Nghĩa

Bài về chủ đề Tôn giáo-Tâm linh:
Về đầu trang