40 năm ngày nghệ sỹ Thanh Nga mất

Tôi có nghe nghệ sỹ Thanh Nga trong các dĩa hay radio trước 75 như “Nửa đời hương phấn”, “Con gái chị Hằng”, “Người vợ không bao giờ cưới”, “Chuyện tình An Lộc Sơn”... Hay xem những vở diễn đã phát trên ti vi sau 75 như “Bên cầu dệt lụa”, “Bóng tối và ánh sáng”, “Thái hậu Dương Vân Nga”... Tất cả những vai viễn của nghệ sỹ tôi đều rất thích. Thích vai diễn, thích tính cách người nghệ sỹ... Khi viết những dòng này tôi vẫn còn ứa nước mắt, thương cảm cho cái chết đầy khuất tất của đôi vợ chồng nghệ sỹ. Sự ra đi của nghệ sỹ Thanh Nga trong lúc tài năng đang rộ nở, khả năng diễn xuất ngày càng điêu luyện, đã để lại sự thương tiếc cho khán giả về một nghệ sỹ tài sắc vẹn toàn mà bạc mệnh. Source: fb.com/duongkieu61/posts/301350087375059
(Vào 11g đêm 26/11/1978 hai vợ chồng nghệ sỹ Thanh Nga bị sát hại dã man ngay nhà ở Lê Thị Riêng, Quận I. Một cái chết bí ẩn, khuất tất… !?)


Tôi chưa bao giờ được xem Thanh Nga diễn trên sàn sân khấu ngoài rạp nhưng tôi lại được nghe nghệ sỹ hát trên radio hay băng dĩa, được xem biểu diễn trên tivi trước và sau 75.

◈ ◈ ◈

Khi chuẩn bị thi vào trường Nghệ thuật sân khấu II vào năm 1984, tôi đã có một bài tập viết về nghệ sỹ Thanh Nga trong vở “Tiếng trống Mê Linh” (*). Tôi không hiểu sao tôi lại rất ấn tượng với vai Trưng Trắc trong vở tuồng này.

Vở Tiếng trống Mê Linh tôi đã có dịp xem đi xem lại nhiều lần trên tivi sau khi nghệ sỹ mất, trong khi vẫn còn nhiều vở khác mà nghệ sỹ Thanh Nga biểu diễn như “Bên cầu dệt lụa”, “Thái hậu Dương Vân Nga”...

“Tiếng trống Mê Linh” là một vở tuồng cải lương được lấy từ đề tài lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, là khúc ca bi tráng về người phụ nữ nặng thù nước không quên thù nhà. Lúc đó Thanh Nga vào vai Trưng Trắc, Hà Mỹ Xuân vào vai Trưng Nhị, Thanh Sang vào vai Thi Sách... Trong bài viết tôi đề cập đến lớp diễn tế sống người chồng Thi Sách trước khi tiến tới thành Luy Lâu đánh quân Đông Hán phương Bắc.

Không khí sân khấu rờn rợn với những ánh đuốc chập chờn bao trùm lên vẻ tang thương, mọi người đang chờ đợi quyết định của vị nữ tướng. Trưng Trắc của Thanh Nga đã quay đi cho thấy nội tâm đang có sự chọn lựa nên vì chồng hay vì nước. Khi quay mặt lại với khán giả, bà đã quyết định quỳ lạy tế sống chồng giữa ba quân đang hừng hực khí thế đánh giặc...

Tiếng ca của nghệ sỹ nghe ai oán ở cuối câu 4 bản Vọng cổ: “Ôi trời Luy Lâu chưa tan hồi trống trận mà đất Mê Linh hoa lá vội thương sầu”.

Và Trưng Trắc khi ấy như thấy chồng là Thi Sách với những lời thúc giục tiến quân: “Phu nhân ơi, khăn trắng đêm nay sẽ làm trắng khăn tâm sự, ba lạy tạ từ của phu nhân đã tròn tình vẹn nghĩa. Đứng trên giàn hỏa ta nguyện làm mồi cho lửa để bao người chiến sĩ hiên nganmg chân bước oai hùng...”. Thanh Sang đã làm xúc động người xem khi xuống câu vọng cổ này.

“Gươm báu khắc sâu lời hẹn ước
Quên mình rửa sạch mối thù chung.”

Chính nhờ vào những hồi ức đó, Trưng Trắc đã đánh lên ba hồi trống trận và tuốt gươm ra khỏi vỏ, hướng về phía trước, quyết tâm đánh thắng giặc Đông Hán.

◈ ◈ ◈

Tôi có nghe nghệ sỹ Thanh Nga trong các dĩa hay radio trước 75 như “Nửa đời hương phấn”, “Con gái chị Hằng”, “Người vợ không bao giờ cưới”, “Chuyện tình An Lộc Sơn”... Hay xem những vở diễn đã phát trên ti vi sau 75 như “Bên cầu dệt lụa”, “Bóng tối và ánh sáng”, “Thái hậu Dương Vân Nga”... Tất cả những vai viễn của nghệ sỹ tôi đều rất thích. Thích vai diễn, thích tính cách người nghệ sỹ...

Khi viết những dòng này tôi vẫn còn ứa nước mắt, thương cảm cho cái chết đầy khuất tất của đôi vợ chồng nghệ sỹ. Sự ra đi của nghệ sỹ Thanh Nga trong lúc tài năng đang rộ nở, khả năng diễn xuất ngày càng điêu luyện, đã để lại sự thương tiếc cho khán giả về một nghệ sỹ tài sắc vẹn toàn mà bạc mệnh.

Bài viết này thay nén hương gửi đến ngày giỗ thứ 40 của nghệ sỹ.

► Clip “Tiếng trống Mê Linh” — Thanh Nga, Thanh Sang:

(*) Vở “Tiếng trống Mê Linh” (nguyên tác: Việt Dung; chuyển thể: Vĩnh Điền). Theo soạn giả Nguyễn Phương, ông và nhạc sĩ - soạn giả Viễn Châu đã viết mấy lớp cải lương trong vở này, tạo nên thành công rực rỡ, như lớp “Trưng Trắc tế sống Thi Sách”...

Bảng phân vai: Thanh Nga (vai Trưng Trắc), Hà Mỹ Xuân (Trưng Nhị), Kim Hương (nàng Tía); Bích Sơn (Thánh Thiên), Ngọc Nuôi (vai Lê Chân), Thanh Sang (Thi Sách), Hùng Minh (Mã Tắc); Bảo Quốc (Chương Hầu)...

Như vậy, khi đạo diễn Ngô Y Linh dựng vở này trên sân khấu đoàn Thanh Nga đã có 5 nghệ sỹ đạt giải Thanh Tâm tham gia: Thanh Nga (giải Thanh Tâm 1958); Hùng Minh (1959); Bích Sơn (1960); Thanh Sang (1964); Bảo Quốc (1967).

Chính điều này góp phần tạo nên thành công vang dội của vở “Tiếng trống Mê Linh” thời bấy giờ.

Kiều Dương
Bài về chủ đề Gương sống:
Về đầu trang