“Đức hạnh tỷ lệ thuận với hiểu biết” (Socrates)!

Tại sao mà người ta vinh danh ngày 20/11 rầm rộ vậy? Người ta có nhìn thấy những gì trong xã hội không? Người ta có nhạy cảm với những rủi ro tiếp diễn không? Người ta có muốn làm nạn nhân của sự thiếu hiểu biết không? / Ít người đặt câu hỏi và đi tìm câu trả lời, mặc dù chỉ cần đặt câu hỏi thôi, câu trả lời hiện ra dễ dàng - vậy mà người ta vẫn không làm, và vô tư chờ đợi những điều hung dữ xảy đến. Để có thể hành xử phù hợp, thỏa đáng, người nào cũng cần thông tin trước tiên. Càng có nhiều thông tin, người ta càng có cơ hội hiểu đúng tình huống và nhận diện khách quan thực tế.
Source: fb.com/ngohuyenpsy/posts/10216120967884384
“Đức hạnh tỷ lệ thuận với hiểu biết” (Socrates)!
“Đức hạnh tỷ lệ thuận với hiểu biết” (Socrates)!
Tượng Socrates

Điều đó có nghĩa là người càng hiểu biết thì đức hạnh càng nhiều, ngược lại, người càng thiếu hiểu biết, đức hạnh càng hạn chế.

Và cần phải có bổ sung thêm, thế nào là hiểu biết. Bởi nếu không, chúng ta sẽ dễ lẫn lộn những người có mác hiểu biết (thường được gọi dân dã là trí thức) thì là người đức hạnh. Không phải! Hiểu biết ở đây không phải là kiến thức! Hiểu biết ở đây gần gũi với văn hóa. Hiểu biết nghĩa là người có học (không phải là có bằng cấp) và không ngừng tu dưỡng đạo đức làm người.

Cho nên, người ít hiểu biết, đức hạnh của họ bị giới hạn trong cá nhân - với những nhu cầu và ham muốn của bản thân mình. Đời sống của họ bị cầm tù trong những động cơ làm giàu cá nhân, vinh thân phì gia, thỏa mãn bất kỳ ý thích nào của mình, ích kỷ với những khoái lạc mù lòa của mình.

Những kẻ kém đức hạnh, chúng sẽ rất khó tuân thủ luật lệ, chúng thiếu khả năng đồng cảm và vô cùng khó khăn trong việc sống giá trị khoan dung, cởi mở.

Luật lệ đối với chúng là một nỗi khiếp sợ hoặc một thứ thỏa hiệp có thể linh hoạt để chúng vẫn đến được mục đích của mình. Chứ không theo lẽ thường, rằng luật lệ là những điều phải mà ta tự nguyện tuân theo để bảo vệ sự an toàn và tạo điều kiện thuận lợi cho cả một cộng đồng hay một xã hội vận hành.

Bởi vì tính cá nhân, cái tôi cao vời vợi, nên chúng sẽ chà đạp lên người khác để tập trung vào thỏa mãn bản thân. Làm sao chúng có thể đồng cảm người khác đang đau khổ, chịu đựng những điều gì. Chúng còn đang bận làm cho mình sung sướng và tận hưởng quyền lợi mà chúng đạt được chỉ cho chính mình.

Và những điều khác với ý muốn của chúng, hay xâm phạm lợi ích của chúng, những điều gây rủi ro đối với những sở hữu của chúng, sẽ là rất khó được chấp nhận - rằng đó là những “kẻ thù” xâm lấn đời sống của chúng. Chúng sẽ chỉ có giận dữ để đối đầu với kẻ thù, mà rất khó có đối thoại để xoa dịu nỗi đau là “nạn nhân” của chúng. (Đó là lý do tại sao nhiều đảng viên không chơi facebook)

Bây giờ, người ta đào tạo ra những người có kiến thức, chứ không đào tạo ra nổi những người có hiểu biết. Và như thế không còn là giáo dục nữa, mà là nhồi sọ, huấn luyện người, thiết kế và phát triển những con người - robot.

Vậy tại sao mà người ta vinh danh ngày 20/11 rầm rộ vậy? Người ta có nhìn thấy những gì trong xã hội không? Người ta có nhạy cảm với những rủi ro tiếp diễn không? Người ta có muốn làm nạn nhân của sự thiếu hiểu biết không?

Ít người đặt câu hỏi và đi tìm câu trả lời, mặc dù chỉ cần đặt câu hỏi thôi, câu trả lời hiện ra dễ dàng - vậy mà người ta vẫn không làm, và vô tư chờ đợi những điều hung dữ xảy đến. Để có thể hành xử phù hợp, thỏa đáng, người nào cũng cần thông tin trước tiên. Càng có nhiều thông tin, người ta càng có cơ hội hiểu đúng tình huống và nhận diện khách quan thực tế.

Socrates cũng nói: “Tài sản duy nhất trên đời này là sự hiểu biết, và nỗi đau khổ duy nhất là sự thờ ơ”. Do đó, học để không ai giết được mình, và học để nên người đức hạnh, đó là trách nhiệm của mỗi người vậy!

Ngô Thị Thu Huyền
Bài về chủ đề Khai trí:
Về đầu trang