Gửi các bạn muốn phản biện bài viết về Nho giáo của tôi…

Tôi là người gốc Hoa, ông cố ngoại tôi từng là tham tán của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ở Sài Gòn trước năm 1945, tinh thông cả Nho học lẫn Tây học, cả ba thứ tiếng Việt, Hoa và Pháp đều rất giỏi. Tôi được hấp thụ cả hai nền văn hóa từ nhỏ nên đừng nói tôi không hiểu gì về Nho giáo. Nho giáo có nhiều giá trị tốt đẹp nhưng vấn đề là tôi không thấy nó thể hiện trong đời sống người Việt. Tôi không thấy “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, tôi không thấy “phu thê tương kính như tân”, tôi không thấy “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” cũng không thấy “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách” trong xã hội Việt Nam. Source: fb.com/barry.gibson.142/posts/10156301558867017
Gửi các bạn muốn phản biện bài viết về Nho giáo của tôi…
Gửi các bạn muốn phản biện bài viết về Nho giáo của tôi…
📌 Bài viết về Nho giáo của tác giả: Nho giáo — thứ triết thuyết đầy nghịch lý của kẻ muốn đè đầu cưỡi cổ người khác?

Tất cả những bài viết của tôi đều chấp nhận phản biện nghiêm túc và lịch sự và bài viết này cũng không ngoại lệ. Vì thế các bạn nếu muốn phản biện nên bám sát vào những luận điểm của tôi đưa ra trong bài viết:

1. Nho giáo có những tư tưởng nội tại mâu thuẫn lẫn nhau. Hãy chứng minh điều đó là không đúng nếu bạn muốn phản biện.

2. Nho giáo đặt sai vị trí của các mối quan hệ, đặt trung quân trên ái quốc, đặt mối quan hệ quân thần trên cả phụ tử, đặt vị trí thầy dạy trên kiến thức. Hãy chứng minh rằng đó không phải là quan điểm của Nho giáo, hoặc hãy chứng minh cho tôi thấy trật tự đó là đúng đắn.

3. Hãy chứng minh cho tôi thấy rằng Việt Nam đã áp dụng được những tư tưởng tốt đẹp của Nho giáo và thành công như thế nào hay chỉ là lạm dụng những giáo điều bất công phi lý của Nho giáo để làm cuộc sống càng ngày càng đi xuống?

4. Hãy chứng minh cho tôi thấy những điều tốt đẹp mà Nho giáo đưa ra là đặc trưng của Nho giáo mà không có hệ tư tưởng nào có được. Tại sao những nước không có ảnh hưởng của Nho giáo vẫn phát triển và vẫn có nền tảng đạo đức tốt?

Đừng làm những việc vô bổ sau đây: 

1. Chửi bới hoặc dùng những từ ngữ mang tính xúc phạm cá nhân để đánh giá con người tôi. Bạn không hề quen biết tôi hoặc hiểu tôi mà ăn nói hồ đồ như vậy trong khi tôi không đụng chạm đến bạn. Nếu bạn là người coi trọng Nho giáo thì đó là thất lễ. Tự bạn nhổ vào mặt mình.

2. Nói bâng quơ rằng bài viết nửa vời không đủ kiến thức nhưng không phản biện lại được. Đó là bất trí.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ, do đâu mà có?
Tư tưởng trọng nam khinh nữ, do đâu mà có?

Tôi là người gốc Hoa, ông cố ngoại tôi từng là tham tán của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ở Sài Gòn trước năm 1945, tinh thông cả Nho học lẫn Tây học, cả ba thứ tiếng Việt, Hoa và Pháp đều rất giỏi. Tôi được hấp thụ cả hai nền văn hóa từ nhỏ nên đừng nói tôi không hiểu gì về Nho giáo. Nho giáo có nhiều giá trị tốt đẹp nhưng vấn đề là tôi không thấy nó thể hiện trong đời sống người Việt. Tôi không thấy “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”, tôi không thấy “phu thê tương kính như tân”, tôi không thấy “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” cũng không thấy “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách” trong xã hội Việt Nam. Những gì tôi nhìn thấy là những cái sai lệch và cổ hủ của Nho giáo:

▪ Tôi thấy đàn ông gia trưởng và vô trách nhiệm coi vợ như con ở và máy đẻ.

▪ Tôi thấy những người phụ nữ nông thôn sấp mặt lo đám giỗ cho gia đình chồng từ sáng tới tối để được tiếng vợ hiền dâu thảo.

▪ Tôi thấy những người vợ sống cam chịu nhẫn nhục và chà đạp vì tội không sinh được con trai cho gia đình chồng.

▪ Tôi thấy những người mẹ người vợ bao che những cái khốn nạn của chồng mình chỉ vì sợ mang tiếng và xấu mặt dòng họ còn tự mình gánh lấy những bất công.

▪ Tôi thấy những người con gái bị cha, anh thậm chí là mẹ mình hắt hủi coi như con ghẻ vì câu “nữ sanh ngoại tộc”.

▪ Tôi thấy những người cha người mẹ vì sợ mang tiếng với người ngoài mà thẳng tay đuổi con mình ra đường vì nó lỡ có thai với bạn trai.

▪ Tôi thấy những thằng con trai vô công rồi nghề lười biếng chảy thây vì là con cầu con khẩn, là cháu đích tôn của dòng họ.

▪ Tôi thấy người ta bất chấp chữ tín chữ nghĩa lừa lọc nhau.

▪ Tôi thấy anh em trong nhà giành giật nhau tài sản mà quên đi câu “huynh đệ như thủ túc”.

▪ Tôi thấy những bậc cha mẹ không đủ tư cách làm cha mẹ nhưng bắt con mình phải nghe lời và phục tùng.

▪ Tôi thấy những gã đàn ông chỉ biết lo cho việc thăng tiến chức quyền lấy tiền phi nghĩa về xây nhà thờ họ thật lớn để người ta trầm trồ khen ngợi nhưng lại né tránh trách nhiệm với xã hội.

▪ Tôi thấy những người mở miệng ra là đạo lý nhân nghĩa nhưng cách hành xử chỉ cần đụng tới quyền lợi một tí thì không trò thối tha nào mà không dám làm.

▪ Tôi thấy những kẻ làm thầy nhưng không có kiến thức, không có lương tâm, và không có tư cách nhưng vẫn bắt học trò kính trọng.

▪ Tôi thấy những học sinh lệ thuộc vào giáo viên mà không biết tự học tự tìm tòi suy nghĩ.

Nếu muốn các bạn cứ phản biện nhưng đừng ngụy biện.

Huỳnh Chí Viễn
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng:
Về đầu trang