Hơn 120 nhà khoa học phản đối chỉnh sửa gene trên con người

Tiến sĩ Kiran Musunuru, chuyên gia chỉnh sửa gene của Đại học Pennsylvania, Mỹ nói với hãng AP rằng thử nghiệm trên con người về mặt đạo đức “là điều không thể chấp nhận được”. “Đây là một sự lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng”, Marcy Darnovsky, giám đốc điều hành của Trung tâm Di truyền học và Xã hội nói.  “Hai đứa trẻ này là những con chuột bạch được thử nghiệm. Chúng sẽ trải qua toàn bộ quá trình trưởng thành và gặp những mối nguy về sức khỏe mà các nhà khoa học không lường trước được”, ông Liu Ying, Viện Y học Phân tử thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc nói. Joyce Harper, một nhà nghiên cứu về sức khỏe sinh sản và phụ nữ tại Đại học London, Anh nhận định nghiên cứu thay đổi về bộ gene của con người để chống lại HIV là quá sớm, nguy hiểm và vô trách nhiệm với một đứa trẻ.
Source: https://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/hon-120-nha-khoa-hoc-phan-doi-chinh-sua-gene-tren-con-nguoi-3845632.html
Bằng cách sử dụng phương pháp CRISPR chỉnh sửa gen của phôi thai người, He Jiankui loại bỏ một gene có tên là CCR5.
Họ cùng nhau ký tên vào bức thư phản đối thử nghiệm chỉnh sửa gene trên con người do “ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề đạo đức”.

Bức thư được hơn 120 nhà khoa học Trung Quốc ký tên, đăng tải trực tuyến ngày 27/11 lên án thí nghiệm chỉnh sửa gene trên người, SCMP đưa tin. Một ngày trước, nhà khoa học He Jiankui thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam (SUST) Trung Quốc tuyên bố đã tạo ra hai bé gái sinh đôi được chỉnh sửa gene có khả năng miễn nhiễm với HIV. Kết quả nghiên cứu này vẫn chưa được xuất bản trên tạp chí khoa học nào, được tuyên bố một ngày trước hội nghị về gene diễn ra ở Hong Kong và đang gây ra phản ứng quyết liệt từ các nhà khoa học thế giới.

Đề cập vấn đề đạo đức, He nói: “Tôi hiểu nghiên cứu của mình sẽ gây tranh cãi, nhưng các gia đình cần công nghệ này và tôi sẵn sàng chấp nhận những lời chỉ trích”.

Các nhà khoa học gọi thí nghiệm của He là “điên rồ”, “phi đạo đức” và kêu gọi luật quy định về chỉnh sửa gen, giám sát về đạo đức và an toàn. Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng đây là một “cú đánh” vào danh tiếng của các nhà nghiên cứu y sinh học đang luôn tuân thủ nguyên tắc đạo đức trong công việc.

Bằng cách sử dụng phương pháp CRISPR chỉnh sửa gen của phôi thai người, He Jiankui loại bỏ một gene có tên là CCR5.
Bằng cách sử dụng phương pháp CRISPR chỉnh sửa gen của phôi thai người, He Jiankui loại bỏ một gene có tên là CCR5.

Họ ví hai đứa trẻ chỉnh sửa gene chào đời là “sự mở ra của chiếc hộp Pandora chứa nhiều điều hấp dẫn nhưng sẽ gây bất hạnh trên toàn thế giới”.

“Chúng ta cần phải đóng nó trước khi quá muộn. Kết quả của thí nghiệm này sẽ gây ra nhiều nguy cơ sai lầm có thể ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đối với các thế hệ tương lai”, bức thư nêu rõ.

Giáo sư Yang Zhengang thuộc Đại học Fudan, Trung Quốc, cho biết ông đã ký tên vào bức thư phản đối này “vì việc chỉnh sửa gene rất nguy hiểm”. Về mặt khoa học, điều này là hoàn toàn khả thi nhưng các nhà khoa học đã lựa chọn không sử dụng vì những bất trắc, rủi ro và quan trọng nhất là những vấn đề đạo đức.

Tiến sĩ Kiran Musunuru, chuyên gia chỉnh sửa gene của Đại học Pennsylvania, Mỹ nói với hãng AP rằng thử nghiệm trên con người về mặt đạo đức “là điều không thể chấp nhận được”.

“Đây là một sự lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng”, Marcy Darnovsky, giám đốc điều hành của Trung tâm Di truyền học và Xã hội nói.

Ông Feng Zhang, một trong những nhà phát minh kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR kêu gọi cấm sử dụng kỹ thuật này để chỉnh sửa gen của phôi thai trong những trường hợp thụ tinh ống nghiệm.

“Hai đứa trẻ này là những con chuột bạch được thử nghiệm. Chúng sẽ trải qua toàn bộ quá trình trưởng thành và gặp những mối nguy về sức khỏe mà các nhà khoa học không lường trước được”, ông Liu Ying, Viện Y học Phân tử thuộc Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc nói.

Joyce Harper, một nhà nghiên cứu về sức khỏe sinh sản và phụ nữ tại Đại học London, Anh nhận định nghiên cứu thay đổi về bộ gene của con người để chống lại HIV là quá sớm, nguy hiểm và vô trách nhiệm với một đứa trẻ.

Ủy ban chuyên gia đạo đức y tế của thành phố Thâm Quyến đã tiến hành điều tra về nghiên cứu của ông He. Họ cho rằng tổ chức phê chuẩn cho nghiên cứu của ông đã không tuân thủ các yêu cầu phê duyệt.

Thông cáo của Khoa Sinh học SUST, nơi ông He làm việc, cho hay: “Nghiên cứu của ông He đã vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn đạo đức và học thuật cùng các quy định”.

Ông Chen Shiyi, chủ tịch SUST, đã triệu tập cuộc họp khẩn với các nhà nghiên cứu có liên quan tới dự án chỉnh sửa gen cho phôi thai. “SUST không liên quan đến nghiên cứu này”, ông Chen trả lời truyền thông Trung Quốc.

Cẩm Anh (theo VnExpress)
Bài về chủ đề Cảnh báo:
Về đầu trang