Một biểu tượng khí khái của nhà giáo Miền Nam

(GS Phạm Hoàng Hộ quê quán tại Cái Khế, Cần Thơ; là sáng lập viên và là Viện trưởng đầu tiên của Viện Đại học Cần Thơ từ 1966-1970; tạ thế vào ngày 29/1/2017). Xin trích vài đoạn trong bài viết của Ngô Thế Vinh (*), như nén tâm hương tưởng nhớ đến một nhân cách của nhà giáo, trí thức miền Nam. / (...) Sau biến cố tháng 4 năm 1975, mở ra một giai đoạn mà GS Hộ gọi là “đi xe đạp, ăn gạo hẩm mà tưởng hoa sẽ nở trên đường quê hương”. GS Hộ quyết định ở lại để xây dựng đất nước, nhưng chính quyền mới chỉ sử dụng trí thức cũ như ông để “làm kiểng”! Source: fb.com/nguyenchuong158/posts/576203879480263
Viện Bảo tàng Thiên nhiên Quốc gia Pháp, Paris nơi GS Phạm Hoàng Hộ đơn độc làm việc ròng rã suốt sáu năm để hoàn tất bộ sách Cây Cỏ Việt Nam
(GS Phạm Hoàng Hộ quê quán tại Cái Khế, Cần Thơ; là sáng lập viên và là Viện trưởng đầu tiên của Viện Đại học Cần Thơ từ 1966-1970; tạ thế vào ngày 29/1/2017). Xin trích vài đoạn trong bài viết của Ngô Thế Vinh (*), như nén tâm hương tưởng nhớ đến một nhân cách của nhà giáo, trí thức miền Nam. 

Một số hình bìa bộ sách đồ sộ Cây Cỏ Việt Nam gồm 6 Quyển 2 Tập của GS Phạm Hoàng Hộ xuất bản tại hải ngoại.
➥ Một số hình bìa bộ sách đồ sộ Cây Cỏ Việt Nam gồm 6 Quyển 2 Tập của GS Phạm Hoàng Hộ xuất bản tại hải ngoại.

◈ ◈ ◈

(...) Sau biến cố tháng 4 năm 1975, mở ra một giai đoạn mà GS Hộ gọi là “đi xe đạp, ăn gạo hẩm mà tưởng hoa sẽ nở trên đường quê hương”. GS Hộ quyết định ở lại để xây dựng đất nước, nhưng chính quyền mới chỉ sử dụng trí thức cũ như ông để “làm kiểng”!

Từ rất sớm, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã phản đối cách đào tạo đưa thời gian học chánh trị quá nhiều vào chương trình. GS Hộ còn phải chứng kiến một số ít trí thức Sài Gòn xu thời, bất chấp sự liêm khiết để “cống hiến” những công trình mệnh danh khoa học theo phong trào gọi là chào mừng các ngày lễ lớn 3-2 hay 19-5: như các bài báo chứng minh “ăn mấy ký khoai mì bổ bằng một ký thịt bò” (!) hoặc là “ăn bo bo nhiều dinh dưỡng hơn cả gạo” (!).

Chân dung GS Phạm Hoàng Hộ
Chân dung GS Phạm Hoàng Hộ

Thật nhục nhã cho những công trình “giả khoa học” (pseudo-science), chỉ có thể tồn tại trong một xã hội mà sự giả dối lên ngôi.

Năm 1984, chính phủ Pháp mời GS Phạm Hoàng Hộ sang làm giáo sư thỉnh giảng. GS Hộ tâm sự:

“Đau khổ vì rời quê hương mà không hy vọng trở lại. Đau khổ vì xa gia đình thân yêu, vĩnh biệt mẹ hiền đã trọn đời hy sinh cho các con. Đau khổ vì thấy đất nước thân yêu đang ở trong một nỗi khổ khôn lường, một sự nghèo khôn tả, một sự tuyệt vọng thương tâm.”

◈ ◈ ◈

Ở nước ngoài, GS Hộ dốc hết công sức để tiếp tục nghiên cứu thực vật, và cho ra đời một công trình đồ sộ gồm 6 cuốn: “Cây cỏ Việt Nam”. GS Phạm Hoàng Hộ được xem như một đại thụ trong ngành khoa học thực vật của Việt Nam và thế giới.

Phát biểu của GS Hộ vừa là lời cảnh báo, vừa là nỗi đau không nguôi:

“... Tài nguyên nước mình, mình phải biết. Mình không biết mà người ta biết thì người ta xài hết của dân mình! Lãnh vực nào cũng vậy riết rồi người ta áp chế mình, ăn trên ngồi trước, còn mình cắm đầu dưới đất, tiếng là có độc lập mà còn thua hồi Pháp thuộc”.

Giáo sư Hộ đã đề tặng toàn bộ sự nghiệp khoa học của mình cho một người bạn là GS Nguyễn Duy Xuân, cũng một thời làm Viện trưởng Viện Đại học Cần Thơ. Đau đớn thay, một tài năng lớn như GS Xuân chẳng những không được trân trọng mà còn buộc phải đi học tập cải tạo ròng rã mười năm, rồi chết luôn trong trại Cải tạo Hà Nam Ninh (tháng 11/1986)!

Trại tù Ba Sao, Hà Nam Ninh, Bắc Việt, nơi triền núi phía sau trại tù là nghĩa địa chôn vùi xác nhiều tù nhân cải tạo có gốc từ Miền Nam sau 1975.
Trại tù Ba Sao, Hà Nam Ninh, Bắc Việt, nơi triền núi phía sau trại tù là nghĩa địa chôn vùi xác nhiều tù nhân cải tạo có gốc từ Miền Nam sau 1975.

◈ ◈ ◈

Viện Bảo tàng Thiên nhiên Quốc gia Pháp, Paris nơi GS Phạm Hoàng Hộ đơn độc làm việc ròng rã suốt sáu năm để hoàn tất bộ sách Cây Cỏ Việt Nam
Viện Bảo tàng Thiên nhiên Quốc gia Pháp, Paris nơi GS Phạm Hoàng Hộ đơn độc làm việc ròng rã suốt sáu năm để hoàn tất bộ sách Cây Cỏ Việt Nam

... Tháng 7 năm 2009, một số môn sinh đã tổ chức tại Montréal một lễ mừng sinh nhật của GS Phạm Hoàng Hộ bấy giờ 80 tuổi, cùng với một bức tượng được đem tới tặng thầy.

Một môn sinh đã xúc động phát biểu: “Bức tượng không chỉ là hình ảnh của một giáo sư đáng kính trong ngành thực vật, mà còn là biểu tượng của người trí thức Miền Nam, đã hiến trọn đời mình cho khoa học, hết sức khiêm tốn so với tài năng của mình và nhất là hết lòng yêu quê hương đất nước.”

(*) Trích từ bài viết sau:
http://www.diendantheky.net

Nguyễn Chương

Bài về chủ đề Ngược đời-Vô lý:
Về đầu trang