Nghĩ về 231 cái tát

Một đất nước chạy theo thành tích thì cũng thế. Đi đến đâu ta cũng bắt gặp câu: “Thi đua lập thành tích chào mừng...”. Người dân cần chất lượng cuộc sống chứ không cần thành tích. Nó sẽ tạo ra những con số ảo, những báo cáo láo. Nó tạo ra một nền kinh tế ì ạch không lối thoát nhưng khoác lên mình những thành tích giả tạo. Một đất nước như thế thì làm sao tiến lên để sánh vai cùng các quốc gia khác. Hãy nghe lãnh đạo đất nước này phát biểu, hãy đọc báo cáo của các ban ngành, ta thấy rõ điều đó. Source: fb.com/doduyngoc/posts/10156130989518635
Nghĩa về 231 cái tát
Nghĩa về 231 cái tát

Đọc trên mạng và báo chí đăng cô giáo  Nguyễn Thị Phương Thủy, giáo viên dạy Toán và Công nghệ, kiêm Chủ nhiệm lớp 6/2 , Trường Trung học cơ sở Duy Ninh - Tỉnh Quảng Bình đã phạt học sinh bằng 231 cái tát tai. Cô bắt học sinh cùng lớp tát bạn, bạn nào tát không đủ mạnh, cô giáo bắt tát lại và chính cô là người tát cái tát cuối cùng.

Cậu học sinh Long Nhật bị sưng mặt và chấn thương tâm lý đã được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Hành động bạo lực man rợ này là hành vi của bọn côn đồ. Mà cũng không đúng nữa, lũ côn đồ ở chốn giang hồ cũng không bao giờ tát tai một cậu bé liên tục 231 cái. Hành động đó chỉ có ở loài quỷ dữ không có trái tim. Hành động đó lại diễn ra trong lớp học chứ không phải ở vỉa hè, cũng không phải ở nhà tù. Trong nhà tù cũng chắc rằng chưa bao giờ có cảnh tra tấn bằng 231 cái tát. Tất cả chỉ vì chạy theo thành tích, áp lực thành tích của nhà trường đã khiến cho một cậu bé chưa thành niên căm thù cô giáo, căm thù bạn mình và ghê tởm trường lớp. Trường học trở thành nơi chốn gây hận thù và nỗi hận này sẽ đeo đẳng suốt cuộc đời của cậu học trò này. Nhà trường vốn là nơi dạy làm người biến thành giống trại tù gieo rắc và nuôi dưỡng thù hận. Chúng ta từng lên án phụ huynh học sinh xông vào trường học đánh cô giáo, bắt cô giáo quỳ. Tôi xin hỏi bạn, bạn sẽ phản ứng như thế nào khi nghe tin con bạn bị 231 cái tát liên tiếp trong lớp học? Bạn có giận không? Bạn có căm tức không?
📌 Một đất nước chạy theo thành tích thì cũng thế. Đi đến đâu ta cũng bắt gặp câu: “Thi đua lập thành tích chào mừng...”. Người dân cần chất lượng cuộc sống chứ không cần thành tích.

Đỗ Duy Ngọc

Vì thành tích, người thầy đã trở thành kẻ côn đồ, đánh mất lương tâm và có hành vi phản sư phạm. Vì thành tích, cô giáo hiệu trưởng đã chạy ngược xuôi để ém nhẹm sự việc, năn nỉ báo chí không đăng tin. Nhưng ở thời đại này, chẳng ai dấu diếm được chuyện gì, nhất là những chuyện tàn nhẫn, vô lương tâm như thế. 231 cái tát, đó là một vụ tra tấn chứ không phải là răn đe hay giáo dục. 231 cái tát trong một lớp học là những vết bẩn bôi bẩn thêm, bôi đen thêm một nền giáo dục đã xuống tận cùng của sự thối nát và hố thẳm không còn cứu vãn nổi. Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ, ông đang ở đâu, ông lên tiếng đi chứ, ông bị ngọng chứ đâu bị câm, sao ông ngậm miệng lâu thế?

Một nền giáo dục mà tất cả đều chạy theo thành tích, chạy theo các phong trào thi đua là một nền giáo dục khốn nạn và bế tắc. Khốn nạn cho học sinh, khốn nạn cho thầy cô giáo và khốn nạn cho cả tương lai. Đó là một lối giáo dục giả dối, đào tạo ra những thế hệ làm láo, nói láo và báo cáo láo. Một nền giáo dục chạy theo thành tích đã đưa trường học đi xuống hố sâu, lớp học trở thành nơi đào tạo những gian trá, những mánh lới để lừa đảo. Chạy theo thành tích sẽ đẩy những học sinh ở tâm trạng luôn phải đối phó bằng những lươn lẹo, lừa lọc để nhận được những thành tích ảo, những bảng điểm ảo. Chưa có thời kỳ nào, chưa bao giờ có trường học nào trên thế giới mà tỷ lệ học sinh giỏi lên đến 80, thậm chí hơn 90%. Trường học là nơi truyền thụ kiến thức cho những học sinh chưa biết, đem lại tri thức mới cho học sinh. Trường học không phải là nơi vẽ ra những kết quả rực rỡ để tự hào, để ganh đua, để lấy  thành tích. Lớp học phải có người kém, người khá, và một số ít người giỏi. Sự vô lý trong nhà trường Việt Nam hiện nay là tỷ lệ học sinh giỏi quá cao, cao đến độ không tưởng. Nếu thật sự có con số lý tưởng đó, thì chẳng còn cần đến lớp học. Nhiệm vụ của nhà trường là giúp cho những học sinh kém thành học sinh khá, những học sinh tiếp thu chậm trở thành những học sinh có thể theo kịp bài vở để ngổi đúng lớp của mình. Tiếc thay, danh sách học sinh giỏi thì nhiều mà số học sinh ngồi không đúng lớp lại quá đông, bởi chúng chỉ có thành tích cao trong báo cáo.

Chúng ta căm giận cô giáo Thuỷ, tác giả của 231 cái tát trong lớp học của trường Duy Ninh, Quảng Bình. Nhưng thật ra với lối giáo dục này, trên cả nước có hàng ngàn, hàng trăm cô giáo Thuỷ khác đang tìm mọi cách, mọi thủ đoạn hành hạ học sinh để đạt thành tích. Thầy cô giáo không đạt thành tích sẽ gánh lấy những hậu quả: không được ký tiếp hợp đồng, không được xét vào biên chế, không được thưởng, không được tăng lương, không được lên ghế cao hơn và có thể bị đuổi việc. Cụ thể là bị tước mất đời sống dù cuộc sống đó vốn đã thiếu thốn và bèo bọt. Đó là chưa kể đến rất nhiều thầy cô đã phải bỏ hàng trăm triệu để mua một chỗ đứng trên bục giảng. Và kết quả là trường chẳng ra trường, thầy chẳng ra thầy.

Những áp lực đó đè nặng trong tâm trí thầy cô khi lên lớp và cuối cùng lấy mất lương tâm nhà giáo của họ, đánh cắp trái tim của họ, biến họ thành những kẻ vô cảm đưa đến hành động phản giáo dục. Thành tích đó gắn liền với thành tích của nhà trường, nhà trường sẽ có danh hiệu, hiệu trưởng sẽ có bằng khen, huân huy chương, đường công danh sẽ tiến xa hơn, cao hơn. Và cuối cùng nạn nhân là những đứa học trò và xã hội nhận hết hậu quả.

Một đất nước chạy theo thành tích thì cũng thế. Đi đến đâu ta cũng bắt gặp câu: “Thi đua lập thành tích chào mừng...”. Người dân cần chất lượng cuộc sống chứ không cần thành tích.

Nó sẽ tạo ra những con số ảo, những báo cáo láo. Nó tạo ra một nền kinh tế ì ạch không lối thoát nhưng khoác lên mình những thành tích giả tạo. Một đất nước như thế thì làm sao tiến lên để sánh vai cùng các quốc gia khác. Hãy nghe lãnh đạo đất nước này phát biểu, hãy đọc báo cáo của các ban ngành, ta thấy rõ điều đó.

Đỗ Duy Ngọc
Về đầu trang