Một đoá sen hồng

Mùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên 80 tại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn còn âm ỉ.

Buổi trưa hôm đó, trong khi mọi người cố nằm dỗ giấc ngủ ngắn để lấy sức lao động buổi chiều thì thấy một vị sư già đang ngồi ngoài sân nắng trong thế kiết già cả nửa tiếng đồng hồ, và mặt ngước nhìn thẳng lên trời.

Vị sư già đó chính là Thượng tọa Thích Thanh Long. Giang sơn của thầy là một tấm chiếu, hai bộ quần áo tù, và một cái chăn đỏ Trung Quốc như mọi người và nằm một dãy với các Đại đức khác.
Source: fb.com/nguyenchuong158/posts/587259445041373
Một đoá sen hồng
Một đoá sen hồng

Mùa hè năm ấy có lẽ là một mùa hè nóng bức oi ả nhất của thập niên 80 tại miền Bắc. Trại giam Ba Sao, Nam Hà thuộc tỉnh Hà Nam Ninh như nằm yên dưới sức nóng như thiêu đốt, ngay cả về đêm cái nóng như vẫn còn âm ỉ.

Buổi trưa hôm đó, trong khi mọi người cố nằm dỗ giấc ngủ ngắn để lấy sức lao động buổi chiều thì thấy một vị sư già đang ngồi ngoài sân nắng trong thế kiết già cả nửa tiếng đồng hồ, và mặt ngước nhìn thẳng lên trời.

Vị sư già đó chính là Thượng tọa Thích Thanh Long. Giang sơn của thầy là một tấm chiếu, hai bộ quần áo tù, và một cái chăn đỏ Trung Quốc như mọi người và nằm một dãy với các Đại đức khác.

🌷 🌷 🌷

Trong thời gian mới bị giam giữ, một hôm thầy được gọi ra làm việc để gặp Thượng tọa Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu. Hai vị này ra sức thuyết phục và chiêu dụ thầy để thầy ủng hộ phong trào “Phật giáo yêu nước”, và nói sẽ bảo lãnh cho thầy ra khỏi tù ngay. Thầy nhìn hai vị sư của nhà nước, và nói từ tốn chậm rãi:

“Các ông đã dựng nên cái phong trào “Phật Giáo yêu nước” ấy thì các ông cứ tiếp tục công việc mà các ông đã làm, còn tôi sẽ theo chân các Phật tử trong các trại giam, họ đi đến đâu thì tôi cũng sẽ đi với họ...”.

🌷 🌷 🌷

Những ai có may mắn gặp thầy trong trại giam đều kính trọng vị sư già này, người lúc nào cũng mỉm cười, hòa nhã, giản dị, khiêm tốn và giúp đỡ mọi tù nhân.

... Trong gói nhỏ mà các Phật tử gởi cho thầy Long có 15 cục đường móng trâu, lúc đó ai mà có được 5 cục đường như thế thì đã là thần tiên rồi, nhưng thầy từ từ đem ra phân phát hết 15 cục đường quí giá đó cho những người cùng buồng. Ưu tiên những tù nhân nào mà đã kiệt lực thì được một cục, những người đau ốm khác thì mỗi người được nửa cục mà thôi, còn riêng thầy thì không có một miếng đường nào hết. Những người tù này khi nhận được cục đường từ tay thầy phân phát đã không cầm được nước mắt trước tấm lòng vị tha, quảng đại vô biên của một vị sư mà Tâm đã định và Huệ đã ngời sáng.

🌷 🌷 🌷

Một cán bộ từ Hà Nội vào, có vẻ là một viên chức cao cấp thuộc Bộ Nội Vụ đã hỏi cung thầy trong ba ngày liên tiếp. Thầy nhận một tờ giấy để viết bản khai báo.

Sáng hôm sau, thầy nộp bản khai báo. Ông cán bộ kia vừa xem xong thì đùng đùng nổi giận, ném tờ khai xuống bàn: “Anh khai báo thế này hả? Tại sao anh lại chép Chú Đại Bi vào đây? Anh muốn tù rục xương không?”.

Thầy chậm rãi trả lời: “Thì đây chính là những gì mà tôi đã làm và đã tụng niệm khi xưa, có thế thôi!”.

Cán bộ liệng cho thầy một tờ giấy khác để khai báo lại. Sáng ngày hôm sau, thầy nộp tờ thứ hai và trên tờ đó thầy chép lại thật nắn nót bài Kinh Bát Nhã.

Đến đây thì cán bộ đe dọa thầy sẽ phải ở tù mọt gông, đừng mong sẽ được hưởng lượng khoan hồng. Thầy ung dung trả lời: “Các ông giam giữ tôi bao lâu cũng được, tôi chỉ xin các ông hãy thả hết những người tù chính trị chế độ cũ mà các ông đang giam giữ mà thôi”.

🌷 🌷 🌷

Từ đó đến sau, thầy không bị kêu ra hỏi cung cho đến mãi năm 87, trước khi có một đợt thả lớn tại trại Ba Sao Nam Hà thì thầy lại bị hỏi cung lần nữa. Nhưng đặc biệt lần này, cán bộ gọi thầy bằng “Thầy” chứ không gọi là “anh” như trước nữa.

Thầy ở tù mười hai năm, một năm trong Nam và mười một năm lưu đày trong những trại giam được dựng lên nơi rừng thẳm ngoài Bắc.

Về miền Nam, thầy trở lại chùa Giác Ngạn trên đường Trương Minh Ký cũ ở Sài Gòn để lại lo Phật sự, cúng kiến giúp đỡ các gia đình Phật tử. Khi đi đâu tụng kinh, thầy vẫn đơn sơ trong chiếc áo nâu sòng và phe phẩy chiếc quạt đã sờn rách, giống như một ông già nhà quê chất phác hiền lành...

Nguyễn Văn Chương
Bài về chủ đề Gương sống:
Về đầu trang