Người ơi, đừng giết nhau!

Thời gian gần đây, chiến dịch “Mẹ ơi đừng giết con” nhằm kêu gọi thu thập chữ ký, tiến tới kêu gọi xây dựng luật cấm nạo phá thai ở Việt Nam vấp phải sự phản ứng dữ dội từ dư luận, mà đa số là các bạn nữ. Lập luận được các bạn đưa ra là tên gọi của chiến dịch đang có ý nhắm vào phụ nữ, gạt đi trách nhiệm của nam giới trong việc tạo ra thai nhi. Mình sẽ bỏ qua việc mục đích của người kêu gọi chiến dịch là gì, background của các bạn ấy ra sao, vì mình không biết mà cũng không quan tâm tìm hiểu. Bài này, mình muốn viết đơn thuần về lý lẽ mà bên phản đối đưa ra. Source: fb.com/cobiec1504/posts/1982581671825136
Người ơi, đừng giết nhau!
Thời gian gần đây, chiến dịch “Mẹ ơi đừng giết con” nhằm kêu gọi thu thập chữ ký, tiến tới kêu gọi xây dựng luật cấm nạo phá thai ở Việt Nam vấp phải sự phản ứng dữ dội từ dư luận, mà đa số là các bạn nữ. Lập luận được các bạn đưa ra là tên gọi của chiến dịch đang có ý nhắm vào phụ nữ, gạt đi trách nhiệm của nam giới trong việc tạo ra thai nhi. Mình sẽ bỏ qua việc mục đích của người kêu gọi chiến dịch là gì, background của các bạn ấy ra sao, vì mình không biết mà cũng không quan tâm tìm hiểu. Bài này, mình muốn viết đơn thuần về lý lẽ mà bên phản đối đưa ra.

Người ơi, đừng giết nhau!

🌺 1. “Cấm phá thai là xâm phạm quyền tự quyết về cơ thể của phụ nữ!”

Các bạn nữ cho rằng cái thai nằm bên trong cơ thể mình, ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh mạng và tương lai của mình, nên bản thân họ là người có quyền cao nhất trong việc giữ hay bỏ, không ai có quyền cấm. Vậy thì, tên chiến dịch “Mẹ ơi đừng giết con” có gì sai? Vì khi bạn lập luận như vậy, bạn cũng tự gạt luôn vai trò của người cha rồi. Con ở bên trong cơ thể bạn, do bạn quyết, vậy không kêu bạn, còn biết kêu ai bây giờ? Tiếp nữa, nếu lập luận như vậy, vậy thì, chúng ta cũng không thể chạm tới những người bán tạng tự nguyện, đúng không? Vậy đường dây nuôi người bán thận ở Hà Nội vừa rồi có gì để đáng lên án như thế, khi tất cả người tham gia đều từ nguyện?

🌺 2. “Thai nhi dưới 22 tuần không biết đau, không có cảm giác, không có quyền con người!”

Điều này đúng ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, với bản thân mình và một số nhân viên y tế khác, đã là thai nhi thì đã có sự sống. Mình vẫn nhớ cái thở phào nhẹ nhõm mỗi khi ở trong phòng nạo và đọc được dòng chữ “không có tim thai”. Vì như thế, nghĩa là tụi mình không phạm vào tội “giết người”. Thêm nữa, cuộc tranh luận được đẩy đi quá xa khi có bạn nữ nói, thai dưới 22 tuần thì không khác gì vật “ký sinh” trong cơ thể. Trong y học, ký sinh trùng là sinh vật chiếm sinh chất của các sinh vật khác đang sống để tồn tại và phát triển. Nghe có vẻ rất hợp lý khi nói như vậy về thai nhi. Khác là, ký sinh thường là những loài sinh vật xâm nhập vào cơ thể vật chủ từ môi trường bên ngoài, còn thai nhi có 50% là của bạn, do bạn góp phần tạo ra, chứ bản thân thai nhi không tự xuất hiện được trên đời và chui vào cơ thể bạn được.

Có bạn nào đó còn giải thích rất “khoa học” rằng, thai nhi dưới 22 tuần chỉ được gọi là “fetus” chứ không được công nhận là em bé. Nếu cấm phá thai thì nên lên án luôn những bạn “quay tay”, khiến hàng vạn tinh trùng “chết tức tưởi”, và lên án luôn việc các bạn nữ để trứng rụng “phong long” hàng tháng. Đây là một sự lập luận hết sức vô lý và cố tình gây nhầm lẫn. Sự khác biệt cơ bản nhất, là “fetus” có thể phát triển thành 1 con người hoàn chỉnh, còn trứng và tinh trùng riêng biệt thì không!

🌺 3. “Luật thì không có trường hợp ngoại lệ, không thể chi tiết, luật pháp không phải trò đùa!”
💀 Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào danh sách 5 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới và dẫn đầu châu Á. Theo báo cáo mới công bố của Tổ chức Y tế Thế giới, nước có số ca phá thai cao nhất toàn cầu là Trung Quốc (7,93 triệu ca), thứ hai là Nga (2,28 triệu). Việt Nam ở vị trí thứ ba với 1,52 triệu ca. Hai vị trí 4, 5 thuộc về Mỹ (gần 1,4 triệu ca) và Ukraina (hơn 600.000 ca), mỗi năm.

Lê Phương

Khi mình nói rằng, luật nạo phá thai cần chặt chẽ hơn, tức là trong trường hợp cụ thể nào được phá, trường hợp nào không. Ví dụ, thai dưới 22 tuần, có dị tật bẩm sinh mà khi sinh ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bé, hoặc, việc giữ thai có thể gây nguy hại đến sức khoẻ và tính mạng của Mẹ,… thì mình nhận được phản hồi như trên. Bạn ơi, luật giao thông mình vẫn cấm chở 3 người lớn trên 1 chiếc xe gắn máy, TRỪ trường hợp đưa nạn nhân đi cấp cứu. Bất kể luật nào cũng có ngoại lệ, vì ở Việt Nam, ngoài lý, mình còn có cả tình. Việc quy định càng chặt chẽ, càng chi tiết, thì càng dễ áp dụng cho cuộc sống. Thêm nữa, pháp luật là để răn đe. Giả như luật cấm phá thai được ban hành, thì mục tiêu chính không phải là bắt con người ta phải đẻ trong bất cứ hoàn cảnh nào, mà mục tiêu chính sẽ là khiến người ta biết suy nghĩ hơn, dè dặt hơn trong việc tạo ra một sinh linh chứ không vô tư “có thì bỏ, lo gì” như hiện tại.

🌺 4. “Không cho phá thì người ta đẻ ra có nuôi không, hay lại vứt bãi rác, bỏ cù bơ cù bất? Mấy đứa trẻ đó sống có hạnh phúc không? Đừng nói chuyện đạo đức nửa vời!”

Thật ra, chính bản thân mình cũng luôn băn khoăn rằng giữa chuyện phá thai và đẻ con ra và không thể nuôi dạy tử tế, không biết cái nào tệ hơn. Thế nhưng, bạn đang phản bác một vấn đề “đạo đức nửa vời” dựa trên một lập luận “đạo đức nửa vời” khác. Hãy nghĩ một điều thế này, một bác sĩ đứng trước bệnh nhân nam, 20 tuổi, từng rất khoẻ mạnh, chấn thương cột sống gây liệt toàn thân và hôn mê. Vị bác sĩ nghĩ rằng, giữ chàng trai sống như thế thì thật bất hạnh cho cả bản thân cậu, gia đình lẫn xã hội, thế là người này bèn rút ống thở, kết thúc cuộc sống của cậu. Bạn đã nhìn thấy vấn đề chưa? Đừng vội bảo chàng trai có suy nghĩ, có quyền công dân, khác với thai nhi. Vì đang hôn mê thì cũng mất năng lực hành vi dân sự rồi. Chúng ta không có quyền quyết định giết chết một người, chỉ vì ta nghĩ rằng như thế tốt hơn cho họ. Chàng trai ấy có thể tỉnh lại, có thể bình phục, có thể không. Những đứa trẻ bị bỏ ở bãi rác, lang thang đầu đường xó chợ có thể trở thành một doanh nhân thành đạt, một cầu thủ bóng rổ, có thể không. Không ai biết trước được tương lai, và không ai có quyền tước đi sinh mạng của người khác chỉ vì nghĩ như vậy mới tốt!

Nói tóm lại, bạn không thể phản bác những lập luận bạn cho là sai bằng những lập luận khác cũng sai y như thế. Sống có trách nhiệm, và yêu thương có trách nhiệm. Tất cả chúng ta ơi, đừng giết nhau, cho dù chỉ bằng lời nói.

Cỏ
🔔 PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH “MẸ ƠI! ĐỪNG GIẾT CON!”

PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH “MẸ ƠI! ĐỪNG GIẾT CON!”

Chiến dịch phát đi lời kêu gọi 100,000 chữ ký để kiến nghị Quốc Hội xem xét xây dựng và ban hành “Luật cấm nạo phá thai” tại Việt Nam nhằm cứu lấy 300,000 thai nhi vô tội mỗi năm.

Tại sao việc ban hành lệnh cấm là quan trọng và cần thiết?

1. Số lượng nạo phá thai tại Việt Nam cao thứ 3 thế giới, đây là một cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ cần phải được chấm dứt ngay lập tức.

2. Với số lượng bào thai bị tước quyền sinh ra như hiện nay sẽ làm đất nước thiếu hụt dân số trầm trọng trong tương lai.

3. Sức khoẻ sinh sản của phụ nữ sẽ giảm sút thậm chí biến chứng vô sinh, tử vong nếu phá thai, chưa kể nỗi đau tinh thần sẽ theo họ suốt cuộc đời.

4. Luật sẽ mang lại một quyền cho phụ nữ được yêu cầu nam giới dùng biện pháp tránh thai khi quan hệ để ngăn chặn việc mang thai ngoài ý muốn từ đó dẫn đến việc phá thai, nếu nam giới từ bỏ trách nhiệm với bào thai sẽ phải chịu án phạt và bồi thường.

5. Truyền thống nhân ái và đạo đức của người Việt Nam ta từ xưa đã đề cao việc bảo vệ sinh mạng, do đó, việc nạo phá thai là hành động vô nhân đạo, không thể để nó tiếp diễn.

6. Trên thế giới đã có nhiều nước áp dụng lệnh cấm và các nước khác cũng đang xem xét luật này, đây là hành động bảo vệ lợi ích người dân và lợi ích quốc gia vô cùng thực tế và cần thiết.

▪ Tham gia cùng ký tên tại https://meoidunggietcon.com, một chữ ký chính là một mạng sống được cứu!

▪ Chiến dịch thực hiện bởi Quỹ Từ Thiện HTBC Foundation

▪ Sáng lập chiến dịch: Lê Hoàng Thạch – Lê Hà (Lê Huỳnh Hà)

▪ Thành viên: Phạm Trường Sơn – Huỳnh Thuỵ Thu Thảo – Ngô Đức Phong – Trịnh Nguyễn Hà My

Để chiến dịch huy động đủ 100,000 chữ ký cũng như kiến nghị lên Quốc Hội thành công, chúng tôi rất cần sự giúp đỡ của các Mạnh Thường Quân và tất cả các bạn!

Mọi ủng hộ và giúp đỡ, xin gửi về:

▪ Lê Hoàng Thạch – Sáng Lập Chiến Dịch – Chủ tịch Quỹ từ thiện HTBC Foundation
STK: 159435159 (ACB HCM)
hoặc STK: 0071001091483 (Vietcombank HCM)

▪ Lê Huỳnh Hà – Sáng Lập Chiến Dịch – Điều hành Quỹ từ thiện HTBC Foundation
STK: 78388888 - ACB HCM – Hoặc STK: 0071000635329 (Vietcombank HCM)


Bài về chủ đề Luân lý:
Về đầu trang