Những chiếc thuyền đắm

Xã hội chúng ta có quá đông người có cái chung lớn là những niềm vui nhỏ, nhưng lại quá ít người cùng biết đau với những niềm đau chung lớn. Một chiếc thuyền lênh đênh giữa biển cả, chẳng mấy ai chịu là người lái tay chèo, thì con thuyền ấy sẽ chẳng mấy chốc mà chìm đắm sau những chặng đường vô định? Hai xe máy đấu đầu nhau trong bão mừng AFF cup.
Đến thời điểm này, đã có khoảng gần 10 người chết (UPDATE: ít nhất 25 người chết, 250 người bị thương, và 78 trường hợp bị bắt vị đua xe trái phép) hoặc thương tích nặng. Tôi không dám đăng hình ảnh vì nó thực sự quá khủng khiếp.

Hai xe máy đấu đầu nhau trong bão mừng AFF cup.
Hai xe máy đấu đầu nhau trong bão mừng AFF cup.

Bạn có thể sống an toàn và bỏ mặc được mọi thứ hay không, khi bạn có thể trở thành nạn nhân của chính những hành động ngu ngốc và liều lĩnh của những người khác? Chỉ sau một trận bóng mà bao nhiêu mất mát và đau đớn xảy ra. Trong khi ngày mai lại đến và mọi thứ tiêu cực, bất công vẫn cứ còn nguyên đó, thậm chí trở nên tệ hại hơn. Nhưng không mấy ai chung tiếng nói để giải quyết.

Đó là lý do cần phải ngăn cản những con người chỉ chực chờ những niềm vui nhỏ mọn để thể hiện cái sự bất chấp của mình. Mà sau mỗi lần ra đường bằng xe máy kiểu này, không chỉ là rác rưởi mà còn khí thải gây ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề hơn.

Tại sao họ không đi bộ để ăn mừng và tập trung vào những con phố lớn, có an ninh có tốt hơn hẳn là cách bất trắc và rủi ro như hiện tại hay không?


Rác đã tràn lan ngay từ sau khi người ta xếp hàng để mua vé rồi…

Có người nói, việc người ta ăn mừng một trận bóng cũng như là việc người ta có thể uống rượu một lúc nào đó và chửi bậy vậy. Nó chẳng khiến chúng ta kém văn minh hơn hay trở nên tồi tệ hơn. Hoàn toàn không phải vậy. Vì cái sự so sánh đó là hoàn toàn ngớ ngẩn. Chưa cần bàn tới những vấn đề nền tảng về xã hội và nhận thức, anh có thể uống rượu và say khướt. Nhưng khác nhau là anh hãy về nhà an toàn, đừng lái xe vì ở nước khác có thể bị truy tố hình sự, đừng gây tai nạn cho ai, đừng về đánh chửi vợ con, người thân hay khiến mình thành kẻ phế tích, bệnh tật.

Anh có thể vui với chiến thắng một trận bóng, nhưng anh cần đảm bảo tuân thủ luật pháp và sức khoẻ, sự vệ sinh môi trường cũng như sự an toàn của tất cả những người khác. Và khi trở về cuộc sống anh phải là một công dân có giá trị, chứ không phải những kẻ chấp nhận làm nô lệ hoặc ngậm miệng lại trước mọi thứ tồi tệ ngay trước mắt mình để kiếm miếng ăn qua ngày.

Đó chính là vấn đề mà chúng ta đang gặp phải với bao lớp người, vốn họ rất dễ thoả mãn cái niềm vui nhỏ mọn và được ban phát của bản thân, nhưng những giá trị của con người, luật pháp, văn hoá và đạo đức, thì họ chẳng màng gì đến để xây dựng. Vậy có đáng lên án những thứ công dân như vậy hay không?

Vậy mới thấy, xã hội chúng ta có quá đông người có cái chung lớn là những niềm vui nhỏ, nhưng lại quá ít người cùng biết đau với những niềm đau chung lớn. Một chiếc thuyền lênh đênh giữa biển cả, chẳng mấy ai chịu là người lái tay chèo, thì con thuyền ấy sẽ chẳng mấy chốc mà chìm đắm sau những chặng đường vô định?

Lê Luân
Bài về chủ đề Ngược đời-Vô lý:
Về đầu trang