Trung Quốc cố tình “hiến kế” cho Campuchia phá hủy Đồng bằng sông Cửu Long

Đập thủy điện Sesan 2 đã khánh thành. Việt Nam, cụ thể là Đồng bằng sông Cửu Long, sẽ là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, tác động đến giao thông và hệ sinh thái tự nhiên nơi đây. Đập thủy điện Sesan 2 do Trung Quốc thực hiện sẽ làm giảm lưu lượng nước và phù sa ở hạ nguồn. Hệ quả là ruộng đồng ở châu thổ sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam không những sẽ thiếu phù sa màu mỡ bồi đắp, mà còn bị nước mặn từ biển xâm thực thêm. Nguy cơ hàng chục triệu dân Việt Nam bị đe dọa mất nguồn lương thực, gây ra tình trạng căng thẳng cục bộ giữa Việt Nam – Campuchia. Source: http://hoinhanong.info/trung-quoc-co-tinh-hien-ke-cho-campuchia-pha-huy-dong-bang-song-cuu-long.html
Đập thủy điện Hạ Sesan 2 ở tỉnh Stung Treng, Đông Bắc Campuchia.
Bỏ ngoài tai những hậu quả xuyên biên giới, thậm chí đe dọa an ninh khu vực đối với các khu vực hạ lưu sông Mekong. Thủ tướng Hun Sen vẫn tin lời Trung Quốc, khánh khành dự án thủy điện trên sông Mekong.

Sáng nay, tờ Khmer Post của Campuchia tiết lộ Thủ tướng Hun Sen có vẻ đã bị Trung Quốc lừa khi hậu thuẫn xây dựng đập thủy điện Hạ Sesan 2 trên trên Mekong.

Đập thủy điện Hạ Sesan 2 ở tỉnh Stung Treng, Đông Bắc Campuchia.
Đập thủy điện Hạ Sesan 2 ở tỉnh Stung Treng, Đông Bắc Campuchia.

Theo Khmer Post, phía Công ty Lưới điện Hoa Nam, đơn vị xây dựng và thiết kế đập Sesan 2, đã đưa ra những lợi ích béo bở mà thủy điện này đem lại cho nền kinh tế Camphuchia mà giấu nhẹm tất cả những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.

Công ty Lưới điện Hoa Nam hứa hẹn rằng con đập này sẽ giải quyết được việc thiếu hụt nguồn năng lượng điện trầm trọng của Campuchia, đồng thời xuất khẩu điện sang Việt Nam và Thái Lan. Đây chính là vấn đề trăn trở mà Campuchia không thể giải quyết suốt thời gian qua.

Cũng theo Khmer Post, Trung Quốc còn hậu thuẫn toàn bộ kinh phí cũng như nhân lực để giúp Campuchia hoàn thành dự án trên. Vì thế, Thủ tướng Hun Sen và Chính phủ khó lòng từ chối lời đề nghị đem lại quá nhiều lợi ích cho đất nước Campuchia.

Vị trí đập Hạ Sesan 2.
Vị trí đập Hạ Sesan 2.

Trước khi xây dựng, những báo cáo mật về tác động khủng khiếp mà con đập Sesan gây ra được các Tổ chức Bảo vệ môi trường Anh, Mỹ… gửi đến cho Campuchia đều được Chính phủ nước này giấu nhẹm.

Các chuyên gia tại Viện Di sản Tự nhiên Campuchia cũng từng kiến nghị với chính phủ Campuchia về việc trì hoãn nhằm tìm ra phương án tốt hơn, nhưng bị Chính phủ từ chối. Thủ tướng Hun Sen bảo vệ mạnh mẽ dự án trị giá 789 triệu USD này, và cho rằng “”Hầu hết mọi người ủng hộ phát triển dự án nhưng một số người dân đã gây khó khăn vì bị một số người nước ngoài kích động”

Hơn nữa, trong các bảng báo cáo gửi đến Campuchia, đề nghị Chính phủ Campuchia chọn một địa điểm khác, nhưng vì mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc mà họ đã phớt lờ đề nghị trên.

Hạn mặn đe dọa vùng ĐBSCL
Hạn mặn đe dọa vùng ĐBSCL

Giờ đây, đập thủy điện Sesan 2 đã khánh thành. Việt Nam, cụ thể là Đồng bằng sông Cửu Long, sẽ là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, tác động đến giao thông và hệ sinh thái tự nhiên nơi đây. Đập thủy điện Sesan 2 do Trung Quốc thực hiện sẽ làm giảm lưu lượng nước và phù sa ở hạ nguồn. Hệ quả là ruộng đồng ở châu thổ sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam không những sẽ thiếu phù sa màu mỡ bồi đắp, mà còn bị nước mặn từ biển xâm thực thêm.

Nguy cơ hàng chục triệu dân Việt Nam bị đe dọa mất nguồn lương thực, gây ra tình trạng căng thẳng cục bộ giữa Việt Nam – Campuchia.

Tin liên quan:
✔️ Hồ chứa nước ngọt lớn nhất miền Tây mặn chát!
✔️ Tăng đầu tư đột biến, Trung Quốc muốn đẩy nhà máy ô nhiễm sang Việt Nam?
✔️ Những lời cảnh báo đầy ưu tư từ GS. Ngô Bảo Châu về thảm trạng môi trường ở Việt Nam
✔️ Vấn nạn của quốc gia

Vũ Đức Minh (theo Hội Nhà Nông)
Bài về chủ đề Hù doạ-Nguy cơ:
Về đầu trang