Tại sao rất nên kể chuyện Kinh thánh cho trẻ?

Mấy năm vừa qua, tôi đứng lớp dạy giáo lý tại giáo xứ của mình, tôi phụ trách các bé tầm tuổi lớp 3 hoặc lớp 7. Với cả hai độ tuổi ấy, tôi hơi ngỡ ngàng vì kiến thức Kinh thánh của các em rất hạn chế. Tôi không trình bày những đề tài thần học cao siêu – nghĩa là chỉ những câu chuyện Kinh thánh đơn thuần, những nhân vật và sự kiện chính yếu mà thôi. Chỉ cần vài tuần đứng lớp, là dễ dàng nhận ra, bé nào được hay không được tiếp cận, hướng dẫn đàng hoàng về những điểm nền tảng liên quan đến đức tin. Nói như thế không phải bảo rằng, các em không muốn học hành — hầu hết các em đều rất háo hức, có ý thức, và ham học. Nhiều em lắng nghe chăm chú, đưa ra những đề nghị hay đặt câu hỏi thú vị. Thế nhưng việc học theo nhóm chỉ có thể được chừng đó, tức khoảng hơn một tiếng, mỗi tuần một lần.
Tại sao rất nên kể chuyện Kinh thánh cho trẻ?
Dưới đây là 5 bài học có sức tác động mạnh mẽ, mà tụi trẻ sẽ học được, khi chúng được nghe đi nghe lại những câu chuyện trong Kinh thánh.

Tại sao rất nên kể chuyện Kinh thánh cho trẻ?

Từ mấy năm nay, tôi đứng lớp dạy giáo lý tại giáo xứ của mình, tôi phụ trách các bé tầm tuổi lớp 3 hoặc lớp 7. Với cả hai độ tuổi ấy, tôi hơi ngỡ ngàng vì kiến thức Kinh thánh của các em rất hạn chế. Tôi không trình bày những đề tài thần học cao siêu – nghĩa là chỉ những câu chuyện Kinh thánh đơn thuần, những nhân vật và sự kiện chính yếu mà thôi. Chỉ cần vài tuần đứng lớp, là dễ dàng nhận ra, bé nào được hay không được tiếp cận, hướng dẫn đàng hoàng về những điểm nền tảng liên quan đến đức tin. Nói như thế không phải bảo rằng, các em không muốn học hành — hầu hết các em đều rất háo hức, có ý thức, và ham học. Nhiều em lắng nghe chăm chú, đưa ra những đề nghị hay đặt câu hỏi thú vị. Thế nhưng việc học theo nhóm chỉ có thể được chừng đó, tức khoảng hơn một tiếng, mỗi tuần một lần.

Điều này khiến tôi nghĩ về vai trò hết sức quan trọng và cần thiết của những người như chúng ta, những người có vai trò phụ huynh (hay ông bà) trong việc cùng đọc Kinh thánh với con em của mình, và bắt đầu ngay khi các em còn bé với những câu chuyện Kinh thánh đơn giản, nhẹ nhàng dành cho tuổi chập chững, rồi tiếp tục bằng những câu chuyện thích hợp với từng độ tuổi khi chúng lớn dần. Các em đều thích thú với những câu chuyện hay, sinh động, và sẽ ưng ý ngay khi được nghe kể về những cuộc phiêu lưu của ông Môsê, vua Đavít, ông Giôna, hoàng hậu Étte, và những nhân vật khác nữa. Với những em tuổi còn nhỏ, phải kể đến trước tiên là rất nhiều câu chuyện trong Cựu ước, chúng hết sức thú vị và gay cấn. Bé trai nhà tôi mới 4 tuổi, rất ưng ý khi được nghe kể về chàng trai Đavít và tên Gôliát, và muốn nghe đi nghe lại hầu như mỗi ngày. Bé ra chiều tâm đắc với ý tưởng rằng, một cậu bé có thể chiến đấu với một gã khổng lồ — và chiến thắng!

Khi kể đi kể lại cho con em của chúng ta những câu chuyện này, là chúng ta đang giúp chúng lãnh hội được những bài học có sức ảnh hưởng, mà chẳng cần phải dùng tới phấn bảng giấy bút gì cả. Chúng ta đang giúp các em nhận ra rằng:

Kinh thánh là cuốn sách của Chúa và nó rất quan trọng

Các em sẽ nhanh chóng nhận ra rằng, nếu bố mẹ coi là quan trọng, và cứ lật đi lật lại cuốn Kinh thánh dành cho trẻ em, thì chắc hẳn là cuốn sách ấy phải có gì đáng giá lắm lắm. Cuốn sách ấy rồi ra, cũng sẽ trở nên quan trọng với chúng nữa.

Thiên Chúa là Đấng thực hiện những kỳ công vĩ đại, kỳ lạ, và cũng là Đấng trợ giúp dân Người nữa

Không thể nào đọc sách Xuất hành, ngay cả ở bản đơn sơ nhất dành cho trẻ em, mà không nhận ra bài học này là, Thiên Chúa vẫn ở đó, vẫn hoạt động tích cực nơi những công việc của con người, cùng trợ giúp con cái của Người. Bài học về một Thiên Chúa quyền năng, yêu thương và ưa thích con người phàm trần, là một bài học đơn sơ dễ hiểu và hiển nhiên, nhưng cũng là một bài học sâu sắc.

Thiên Chúa hoạt động theo những thể thức chúng ta không ngờ tới

Vệt máu trên bậu cửa ư? Manna từ trời ư? Thật là lạ lùng! Các bức tường thành Giêrikhô tự động sụp đổ mà không cần tới bất kỳ tác động của con người nào ư? Quá lạ lùng! Thiên Chúa dùng một con cá lớn để dạy cho ông Giônna một bài học ư? Ai có thể ngờ được! Tụi trẻ sẽ tròn xoe mắt ngạc nhiên thú vị vì những điều này, chắc chắn là vậy rồi. Không bị óc nhìn bi quan hay nghi ngờ, vốn đã ngăn cản, khiến rất nhiều người lớn chẳng thể sững sờ nhận ra mà kính tin, trẻ em xem, trẻ em đọc và đức tin đơn thành và dễ thương của chúng dần được hình thành, lớn lên. Đức tin vào một vị Thiên Chúa tuyệt diệu, hoạt động theo những thể thức cao vượt và mạnh mẽ hơn đường lối của chúng ta.

Lòng tin và sự vâng phục sẽ mang lại ân phúc, còn tội lỗi sẽ dẫn tới những trục trặc, thất bại

Từ đầu đến cuối, từ ông Ađam và bà Avà, cho đến bà Xara, vua Đavít, ông Giôna, bà Anna và nhiều người khác nữa, Kinh thánh đã làm bật lên thông điệp rằng, tin tưởng và vâng phục Thiên Chúa rõ ràng là nẻo đường thoả đáng nên chọn theo.

Thiên Chúa hứa và Người thành tín giữ lời

Người hứa sẽ cứu ông Nôê và gia đình của ông ấy khỏi Đại Hồng Thuỷ, và Người đã giữ lời. Người hứa ban cho ông Ápraham và bà Xara người con trai được khát mong từ lâu, và quả thật, Ixaác đã được sinh ra như lời đáp ứng. Người hứa với ông Giôsua rằng Người sẽ chiến đấu cho ông, và dẫn ông vào Đất Hứa, Người cũng đã thực hiện đúng như thế. Qua những câu chuyện này, con em của chúng ta sẽ nhận biết được một vị Thiên Chúa đáng tin cậy, Đấng sẽ thực hiện Lời Người đã nói.

Mỗi bài học được kể ở trên, sẽ được lọc lựa, được trình bày cho những em đang học những lớp cuối cấp tiểu học, cấp trung học, một khi các em đã lĩnh hội được những khái niệm căn bản.

Trẻ đến tuổi lãnh Bí tích Thêm sức mà không nắm được những kiến thức Kinh thánh căn bản, như thế là một thiếu sót, bất lợi. Để nắm hiểu những khái niệm khó hơn, như tội lỗi, đức tin, kỷ luật, các bí tích, các nhân đức, và vai trò của Giáo hội, chúng sẽ thiếu hụt những kiến thức nền liên quan. Những kiến thức ấy chỉ có được khi đứa trẻ nắm bắt được một cách chắn chắn hơn, rõ ràng hơn, những gì diễn ra trong Kinh thánh, những gì Thiên Chúa đã thực hiện trong lịch sử.

Chăm chỉ, cần mẫn ngồi xuống với đám trẻ và kể cho chúng nghe những câu chuyện Kinh thánh, có vẻ là một việc khiêm tốn, đơn giản. Không cần phải có bằng cấp, chứng chỉ thần học, cũng không cần phải học hành bài bản, để có thể ngồi xuống và trìu mến kể cho con em chúng ta nghe những câu chuyện. Nhưng những khoảng thời gian đó sẽ trao tặng cho chúng một nền tảng quý giá để xây dựng cuộc đời. Những hạt giống được ươm mầm trong cái tiến trình thủ thỉ ấy, sẽ bén rễ, đơm bông kết trái thành những bản lãnh, những trưởng thành nhân bản và tâm linh trong thời tương lai.

Zrinka Peters
Chuyển ngữ: Nhóm phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org
Bài về chủ đề Nhóm phiên dịch Mai Khôi:
Về đầu trang