Lan man chuyện giàu nghèo

Theo lời khuyên của nhiều linh mục và cũng đã là thói quen, vào Thứ Hai, mình đọc Tin Mừng Chúa Nhật kế đó để suy niệm và lấy ý tưởng soạn bài giảng. Dù đã tham khảo các sách chú giải và một số bài giảng đây đó, nhưng suốt cả tuần nay mình vẫn chưa tìm ra một ý gì để giảng vào Chúa Nhật ngày mai. Tất cả sách vở ấy không thể áp dụng vào cuộc sống của người dân nơi đây. Trong Tin mừng Chúa nhật VI Thường Niên năm C, Chúa Giêsu tuyên bố: Phúc thay những ai nghèo khó! Vấn đề mấu chốt chính là: người dân ở đây không nghĩ họ nghèo và không muốn người khác nói họ nghèo. Một cha truyền giáo lâu năm ở đây dặn mình về điều này. Chính mình cũng cảm thấy được những gì cha ấy nói là đúng, và người dân cũng xác nhận điều này. Source: fb.com/cao.v.tuan/posts/10216872803551077
Vùng truyền giáo nơi tác giả, thầy phó tế Cao Viết Tuấn đang phục vụ, đàn ông và đàn bà ăn mặc giống nhau: chỉ cần quấn miếng vải che phần dưới còn phần trên thì không cần.
📕 Tin Mừng (Lc 6,17.20-26)

Đức Giê-su đi xuống cùng với các ông, Người dừng lại ở một chỗ đất bằng. Tại đó, đông đảo môn đệ của Người, và đoàn lũ dân chúng từ khắp miền Giu-đê, Giê-ru-sa-lem cũng như từ miền duyên hải Tia và Xi-đôn

Đức Giê-su ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế.

Nhưng khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có, vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê, vì các ngươi sẽ phải đói. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười, vì các ngươi sẽ phải sầu khổ khóc than. Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng, vì các ngôn sứ giả cũng đã từng được cha ông họ đối xử như thế.”

Vùng truyền giáo nơi tác giả, thầy phó tế Cao Viết Tuấn đang phục vụ, đàn ông và đàn bà ăn mặc giống nhau: chỉ cần quấn miếng vải che phần dưới còn phần trên thì không cần.
Vùng truyền giáo nơi tác giả, thầy phó tế Cao Viết Tuấn đang phục vụ, đàn ông và đàn bà ăn mặc giống nhau: chỉ cần quấn miếng vải che phần dưới còn phần trên thì không cần.

Theo lời khuyên của nhiều linh mục và cũng đã là thói quen, vào Thứ Hai, mình đọc Tin Mừng Chúa Nhật kế đó để suy niệm và lấy ý tưởng soạn bài giảng. Dù đã tham khảo các sách chú giải và một số bài giảng đây đó, nhưng suốt cả tuần nay mình vẫn chưa tìm ra một ý gì để giảng vào Chúa Nhật ngày mai. Tất cả sách vở ấy không thể áp dụng vào cuộc sống của người dân nơi đây.

Trong Tin mừng Chúa nhật VI Thường Niên năm C, Chúa Giêsu tuyên bố: Phúc thay những ai nghèo khó! Vấn đề mấu chốt chính là: người dân ở đây không nghĩ họ nghèo và không muốn người khác nói họ nghèo. Một cha truyền giáo lâu năm ở đây dặn mình về điều này. Chính mình cũng cảm thấy được những gì cha ấy nói là đúng, và người dân cũng xác nhận điều này.

Vậy thì mình sẽ nói gì với người dân trong bài giảng ngày mai đây? Nếu đồng tình với người dân, họ không nghèo, vậy theo Tin Mừng, họ vô phúc. Hay mình trình bày cho họ thấy thực trạng của họ: chỉ ăn khoai, nhà lá xập xệ, áo quần rách rưới, con cái nheo nhóc, không có thông tin ... nói với họ rằng họ đang sống dưới mức nghèo đói theo chỉ số của các tổ chức quốc tế, để cố thuyết phục họ rằng họ nghèo lắm, và nghèo khổ như vậy thì thật là có phúc! Cả hai hướng đều không ổn.

Sứ điệp của Chúa Giêsu mà thánh Luca trình bày hôm nay không cổ vũ sự nghèo đói. Tin Mừng phải là sứ điệp giải phóng con người. Do đó, suốt dòng lịch sử Giáo hội luôn tìm cách giúp người dân thoát cảnh nghèo túng bằng nhiều chương trình, dự án thông qua nhiều cơ quan, nhiều tổ chức. Nhưng điều đó không có nghĩa Giáo hội là một tổ chức cứu tế, cơ quan từ thiện như hàng nghìn tổ chức phi chính phủ.

Để giải phóng con người, Chúa Giêsu mặc Khải cho nhân loại thấy rõ bản chất căn cốt của con người: nghèo (Đức Phật cũng nhận ra điều tương tự trong giáo huấn của Ngài về “dukkha”, không được thỏa mãn). Cho dù người dân ở đây tuyên bố họ không nghèo nhưng họ vẫn mong muốn có thức ăn ngon hơn, có áo mới, có dép để đi, có nhà không dột. Cho dù tiền bạc không quan trọng lắm, nhưng họ vẫn muốn có tiền để đáp ứng các nhu cầu kể trên. Hay ở một thái cực khác, những triệu phú, tỉ phú vẫn muốn có thêm tiền triệu tiền tỉ khác. Hay đa số chúng ta ở giữa, chúng ta luôn muốn có thêm, có thêm mãi. Tất cả chúng ta đều nghèo.

Cái nghèo nơi bản chất sâu xa của con người không phải là cái nghèo kinh tế, cái nghèo thể lý, mà chính là nghèo về mặt tinh thần. Thánh Matthew, một người thu thuế và giàu có, hiểu rõ hơn về bản chất nghèo sâu thẳm của con người dù có nhiều tiền của, đã nói rõ: phúc thay ai có tinh thần nghèo khó! Nhưng thánh Luca, vốn là thầy thuốc có lòng thương cảm người nghèo thì nói: phúc thay những ai nghèo khó, để nhấn mạnh cái nghèo thể lý. Bởi vì từ cái nghèo thể lý ấy, con người có thể dễ dàng (chứ không tất nhiên) nhận ra cái nghèo nơi bản chất của mình, để rồi đói khát mà mối phúc thứ hai nhắc tới. (Từ đây, nghèo cần được hiểu theo nghĩa này!)

Khi hiểu được bản chất nghèo ấy, con người luôn luôn thao thức tìm kiếm điều gì làm cho con người thỏa mãn: Nước Thiên Chúa (the Kingdom of God). Không phải tự nhiên nghèo là có được Nước Thiên Chúa. Hiểu được cái nghèo ấy, con người phải biết khao khát để thao thức tìm kiếm. Chính trong sự thao thức, dằn vặt của nghèo và đói khát ấy, con người khóc lóc cho sự khốn cùng của mình. Đó là mối phúc thứ ba. Khóc có thể do hạnh phúc, nhưng trong bối cảnh Tin Mừng này, khóc do đau đớn cùng cực, đói khát và bất lực hoàn toàn.

Và bước cuối cùng để có được Nước Thiên Chúa, con người phải từ bỏ thế gian. Hay nói đúng hơn, phải vượt ra khỏi thế gian, không lệ thuộc thế gian, dù sống trong thế gian nhưng không làm nô lệ cho thế gian. Hệ quả của điều này chính là sẽ bị thế gian ghét bỏ, tẩy chay lăng nhục. Đó là phúc bởi vì chúng ta đã được giải thoát khỏi thế gian, chiến thắng thế gian để nhờ đó đạt tới Nước Thiên Chúa. Thập giá của Chúa Giêsu là minh họa sống động, là mẫu gương, là con đường và chính là sự hiện thực hoá các mối phúc mà Ngài rao giảng: nghèo, đói khát, khóc lóc kêu gào, bị ghét bỏ, bị lăng nhục.

Tuy nhiên có những người nghĩ rằng mình giàu, mình đầy đủ rồi, không cần gì thêm nữa, mọi thứ đã được bảo đảm, không lo lắng gì nữa, không buồn phiền. Họ cảm thấy no đủ và hạnh phúc. Họ luôn vui cười. Họ được người đời khen ngợi và tôn vinh như những người thành công trong cuộc sống. Họ trở thành mơ ước và lý tưởng của nhiều người nhất là người trẻ. Chúng ta thấy những người giàu ấy phổ biến nơi các quốc gia Âu Mỹ, hay thậm chí nơi hòn đảo xa xôi này. Nhiều người trong chúng ta mong muốn có sự giàu có ấy nơi các nước Âu Mỹ, một số khác muốn có sự giàu có của người dân ở đây. Đó là những người giàu thực sự về tài chánh hoặc giàu về tinh thần. Nhưng cả hai điều ấy không phải là giá trị mà Tin Mừng Loan báo. Chúa Giêsu lên án: khốn thay ai giàu có, no đủ, vui cười và được khen ngợi, vì họ đã được an ủi rồi. Mục tiêu và ý nghĩa cuộc đời của họ là chính trần gian này và mọi sự kết thúc ở cái chết.

Tới đây, có lẽ nhiều người thắc mắc hoặc thậm chí không hài lòng: người giàu, người no đủ, người vui cười, người được người khác tôn vinh ca ngợi có tội tình chi mà Chúa lên án họ. Họ không hề cướp của, không giết người, không phạm pháp, không đối xử bất công, không ức hiếp người khác... Họ thậm chí tham dự Thánh lễ, lần hạt mỗi ngày. Hàng năm họ đi hành hương Mẹ La Vang, Tà Pao, Trà Kiệu, viếng mộ Cha Diệp. Họ quả là mẫu mực và đáng ngưỡng mộ trong con mắt của nhiều người.

Ông nhà giàu trong câu chuyện anh Lazaro không hề phạm tội gì hết mà vẫn bị xuống hỏa ngục. Anh thanh niên đến hỏi Chúa cần phải làm gì để được hạnh phúc đời đời. Anh nói là anh đã chu toàn mọi lề luật từ bé, nhưng anh không vượt qua phép thử: bán hết của cải để lấy tiền phân phát cho người nghèo. Trong dụ ngôn phán xét chung, câu hỏi mà Chúa đặt ra là: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ mình trần áo mặc, thăm viếng tù nhân, bệnh nhân...

Karl Marx, triết gia vô thần theo chủ nghĩa duy vật, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản, từng nói: “Chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau đớn của đồng loại để chăm chút cho bộ lông của mình”. Vậy mà gần đây mình thấy một số bạn Công giáo chia sẻ bài viết từ một Facebook cho rằng: không có gì sai trái người ta đổ bỏ thức ăn dư thừa vào sọt rác hơn là cho người nghèo để tránh phiền phức, đổ nhiều tấn thực phẩm xuống biển để bình ổn thị trường hơn là cứu tế các quốc gia gặp nạn đói hay người tị nạn. Quả đúng là không có gì sai trái giống như con vật mải lo chăm chút bộ lông của nó dù cho đồng loại của nó đang chết ở bên cạnh.

Sứ điệp Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta nhận ra cái nghèo nơi bản chất con người của mình để không ngừng khao khát, khóc lóc trong thao thức kiếm tìm bằng cách vượt ra khỏi sự ràng buộc của những giá trị của thế gian để đạt tới Nước Thiên Chúa như là nguồn hạnh phúc Vĩnh cửu đích thực của mỗi người chúng ta. Để được như vậy, chúng ta không dừng lại ở việc giữ luật cẩn thận, siêng năng việc đạo đức, tích cực làm việc bố thí, từ thiện… Điều quan trọng hơn nữa mà Tin Mừng kêu gọi chính là chúng ta cần vượt ra những thành trì bảo vệ cuộc đời chúng ta là những của cải vật chất, danh vọng, những gì là bảo đảo, những an ủi của riêng mình để đi đến những vùng ngoại biên, để cùng nghèo, cùng đói, cùng khát, cùng khóc lóc với những anh chị em đang nghèo đói, khóc lóc, đang bị đối xử bất công, đàn áp. Đó chính là tình yêu và lòng thương xót mà Chúa Giêsu rao giảng không chỉ bằng lời mà còn bằng chính cuộc sống của Ngài. Để cuối cùng, khi cuộc đời dương thế kết thúc, chúng ta sẽ được hưởng hạnh phúc trong Nước Trời, nơi chúng ta sẽ no đủ, vui cười và được an ủi.

Cao Viết Tuấn

Suy niệm về Lc 6,17.20-26:
Về đầu trang