Sứ điệp cách mạng, quyển sách màu xanh da trời

Đức Thánh cha Phanxicô nói trong lời giới thiệu quyển sách: “DOCAT như một cuốn cẩm nang giúp chúng ta thay đổi bằng Tin Mừng trước hết chính bản thân mình, sau đó hoàn cảnh xung quanh gần gũi nhất của mình, và cuối cùng là tất cả thế giới. Quả thật, với sức mạnh của Tin Mừng”, chúng ta có thể thay đổi thế giới”.

“Những gì chúng ta gọi là giáo huấn xã hội Công Giáo ngày nay đã xuất hiện vào thế kỷ mười chín. Với công nghiệp hóa, một hình thức tàn bạo của chủ nghĩa tư bản phát sinh: một thứ kinh tế đã tàn phá con người. Các nhà công nghiệp hóa bất nhân đã làm cho người dân vùng nông thôn trở nên nghèo khó đến mức phải làm việc vất vả trong các mỏ hoặc trong các nhà máy gỉ sét với đồng lương chết đói. Trẻ em không còn nhìn thấy ánh sáng ban ngày. Các em bị lén lút gửi đi như những nô lệ để kéo các xe than. Bằng sự dấn thân lớn lao, các Kitô hữu ra tay giúp đỡ những người túng thiếu, nhưng họ nhận thấy rằng như thế vẫn chưa đủ. Vì vậy, họ đã phát triển các ý tưởng chống lại sự bất công trong xã hội cũng như trong chính trị. Trong thực tế, tuyên ngôn cơ bản về học thuyết xã hội Công giáo đã và vẫn là thông điệp năm 1891 của Đức Giáo hoàng Lêô XIII, Rerum novarum, về “Tư bản và Lao động”. Đức Giáo hoàng đã viết một cách rõ ràng và không thể nhầm lẫn: “Lường gạt ai để chiếm đoạt tiền công của họ là một tội ác mà tiếng kêu báo oán đã thấu trời”. Với thẩm quyền của mình, Giáo Hội đã chiến đấu cho các quyền lợi của công nhân”. Giáo hoàng Phanxicô nói tiếp cũng trong phần Giới thiệu quyển Docat.
Sứ điệp cách mạng, quyển sách màu xanh da trời
DOCAT là sách giáo lý cho giới trẻ về học thuyết xã hội Công giáo phát hành nhân Đại hội Giới Trẻ Thế giới 2016.

Sứ điệp cách mạng, quyển sách màu xanh da trời

Đức Thánh cha Phanxicô nói trong lời giới thiệu quyển sách: “DOCAT như một cuốn cẩm nang giúp chúng ta thay đổi bằng Tin Mừng trước hết chính bản thân mình, sau đó hoàn cảnh xung quanh gần gũi nhất của mình, và cuối cùng là tất cả thế giới. Quả thật, với sức mạnh của Tin Mừng”, chúng ta có thể thay đổi thế giới”.

“Những gì chúng ta gọi là giáo huấn xã hội Công Giáo ngày nay đã xuất hiện vào thế kỷ mười chín. Với công nghiệp hóa, một hình thức tàn bạo của chủ nghĩa tư bản phát sinh: một thứ kinh tế đã tàn phá con người. Các nhà công nghiệp hóa bất nhân đã làm cho người dân vùng nông thôn trở nên nghèo khó đến mức phải làm việc vất vả trong các mỏ hoặc trong các nhà máy gỉ sét với đồng lương chết đói. Trẻ em không còn nhìn thấy ánh sáng ban ngày. Các em bị lén lút gửi đi như những nô lệ để kéo các xe than. Bằng sự dấn thân lớn lao, các Kitô hữu ra tay giúp đỡ những người túng thiếu, nhưng họ nhận thấy rằng như thế vẫn chưa đủ. Vì vậy, họ đã phát triển các ý tưởng chống lại sự bất công trong xã hội cũng như trong chính trị. Trong thực tế, tuyên ngôn cơ bản về học thuyết xã hội Công giáo đã và vẫn là thông điệp năm 1891 của Đức Giáo hoàng Lêô XIII, Rerum novarum, về “Tư bản và Lao động”. Đức Giáo hoàng đã viết một cách rõ ràng và không thể nhầm lẫn: “Lường gạt ai để chiếm đoạt tiền công của họ là một tội ác mà tiếng kêu báo oán đã thấu trời”. Với thẩm quyền của mình, Giáo Hội đã chiến đấu cho các quyền lợi của công nhân”. Giáo hoàng Phanxicô nói tiếp cũng trong phần Giới thiệu quyển Docat.

Kể từ ngày Giới trẻ thế giới ra đời, người trẻ khắp năm châu bốn bể có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ với nhau về những niềm vui và nỗi buồn, âu lo và hy vọng, nhất là những thao thức và trăn trở trên con đường kiếm tìm Thiên Chúa và bước theo Đức Kitô. Vào ngày khai mạc Đại hội Giới Trẻ Thế giới 26 tháng 7 năm 2016 tại Krakow Ba Lan, Hồng y Tagle giới thiệu một thành viên mới trong gia đình YOUCAT. Ngài nói với những người trẻ hành hương: “Đức Giáo hoàng Phanxicô muốn tặng chúng ta một món quà, để ta không còn ngừng lại ở kiến thức và cầu nguyện mà chuyển sang hành động”. Đó là quyển DOCAT.

DOCAT [du:kæt] là bản Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội, tên này xuất phát từ 2 từ:
- “DO” xuất phát từ động từ “to do”, nghĩa là làm, thực hành trong đời sống với những việc làm đạo đức , những việc buộc phải làm trong đời sống xã hội và luân lý.
- “CAT”: Catechism (giáo lý)

Giáo huấn xã hội của Giáo hội bắt rễ sâu trong tình yêu của Thiên Chúa. Đó là một công cụ để biến đổi thế giới. Những người thực hiện dự án DOCAT cho rằng nếu những người trẻ được truyền cảm hứng để tạo ra một phong trào học hỏi và thực hành giáo huấn xã hội của Giáo Hội, họ có thể thay đổi bộ mặt của thế giới.

Cái tên DOCAT xuất phát từ những người trẻ Hoa Kỳ. Những người bạn trẻ này đã tham dự Ngày Giới Trẻ Thế giới năm 2011 tại Madrid, Tây Ban Nha và được tặng quyển YOUCAT của đức Thánh cha Bênêđictô XVI. Trở về nước sau Đại hội Giới Trẻ, chuyên chăm nghiền ngẫm thấu đáo YOUCAT, “cảo thơm lần giở trước đèn”, những người trẻ này đã viết thư cho Youcat Foundation, tổ chức đã biên soạn vào phát hành YOUCAT: “Bây giờ chúng ta biết đức tin là gì, nhưng chúng tôi nên làm gì? Xin hãy làm cho chúng tôi một DOCAT” (Please do us a DOCAT). Thế là một số câu hỏi khẩn thiết đã được đặt ra cho Giáo hội: Làm thế nào để giúp người trẻ hiểu và sống đạo trong thời đại toàn cầu hóa, với nền kinh tế loại trừ, xã hội tiêu thụ, tục hóa và đầy bạo lực này?

Để trả lời cho câu hỏi đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cử Đức Hồng y Christoph Schönborn và Hồng y Reinhard Marx đứng đầu ủy ban soạn thảo DOCAT. Ngày khai mạc Giới trẻ Thế giới tại Cracovia 2016, ngài đã trao vào tay các bạn trẻ cẩm nang DOCAT dưới dạng bản điện tử truy cập trên smartphone, một tặng phẩm thời công nghệ 4.0.

“Vì nhu cầu của thời đại đòi hỏi, giáo huấn xã hội Công giáo càng ngày càng trở nên phong phú và được tinh luyện trong những năm qua. Nhiều người bàn luận về cộng đồng, công lý, hoà bình, và công ích. Họ đã tìm thấy các nguyên tắc nhân vị, liên đới, và bổ trợ, mà cả DOCAT, cũng diễn giải. Nhưng thực ra học thuyết xã hội này không xuất phát từ bất kỳ vị giáo hoàng cụ thể hoặc từ bất kỳ học giả cụ thể nào. Học thuyết xã hội xuất phát từ trọng tâm của Tin Mừng. Học thuyết xã hội xuất phát từ chính Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là giáo huấn xã hội của Thiên Chúa”.

Có thể nói DOCAT là cuốn cẩm nang hành động cho người trẻ nhìn ra đâu là kim chỉ nam cho sự dấn thân trong lĩnh vực xã hội của họ? Đức Thánh cha định nghĩa DOCAT “là một quyển cẩm nang đi đường. Sách nói về lời của Chúa Kitô cũng như của Giáo Hội và của nhiều người. Đó là một công cụ quan trọng trong đời sống hàng ngày của những người trẻ”.

DOCAT bật mí điều được mệnh danh là “bí mật được giữ kỹ nhất” của Giáo hội.

DOCAT giúp người trẻ nắm vững và sống Giáo huấn Xã hội Công giáo.

DOCAT nối tiếp quyển Giáo lý Giới Trẻ YOUCAT, được biên soạn dựa trên sách Giáo lý Giáo hội Công giáo. Dựa trên Kinh Thánh, YOUCAT, Giáo lý Công giáo và quyển Tóm lược Giáo huấn Xã hội Công giáo, DOCAT chỉ cho những người trẻ cách làm thế nào để xây dựng một “nền văn minh tình yêu”.

Nội dung sách DOCAT 

DOCAT hướng dẫn người trẻ đào luyện lương tâm và hành động theo phong cách Công giáo trước những vấn đề xã hội và chính trị: sách chỉ dẫn người trẻ Công giáo biết áp dụng các giá trị Phúc Âm vào các vấn đề nghèo đói, sự chênh lệch giàu nghèo “kẻ ăn không hết người lần không ra”, việc làm và nạn thất nghiệp, cách sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, nạn khủng bố, di dân, phá thai và nhiều vấn đề khác.

Về nội dung, DOCAT gồm mười hai chương, biên soạn dưới hình thức hỏi-đáp. Ngoài Kinh Thánh, DOCAT thường xuyên trích dẫn những thông điệp của các Giáo Hoàng như Thông điệp Caritas in Veritate của đức Giáo hoàng Bênêđictô và Thông điệp Laudato Si’ của đức Giáo hoàng Phanxicô; lời của các vị thánh như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Mẹ Têrêsa Calcutta; và cả các nhà lãnh đạo thế giới hay những người nổi tiếng, các lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà hoạt động xã hội và những người trẻ.

DOCAT gồm 328 câu hỏi đề cập đến các vấn đề hóc búa về công bằng xã hội và các vấn đề có liên quan trong đời sống xã hội và phần giải đáp đều có tham chiếu đến một hai hoặc cả ba tài liệu: Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo Hội, Giáo lý Giáo Hội Công giáo và YOUCAT.

Sách nhắc đến những vấn đề quan trọng nhất đối với đời sống người Công giáo như: kế hoạch của Thiên Chúa đối với nhân loại, sứ mạng xã hội của Giáo Hội, nhân vị, công ích, gia đình, đời sống kinh tế và chính trị, môi trường, hòa bình… Giống như YOUCAT, DOAT viết bằng văn phong nhẹ nhàng, giản dị, trẻ trung phù hợp với giới trẻ.

Mục lục 12 chương của DOCAT:
- Chương một: Kế hoạch tổng thể của Thiên Chúa: Tình yêu (Bắt đầu từ câu hỏi 1-21).
- Chương hai: Cùng nhau chúng ta làm nên sức mạnh: Sứ mạng xã hội của Giáo Hội (Câu 22-46)
- Chương ba: Độc đáo và có giá trị vô hạn: Con người (Câu 47-83)
- Chương bốn: Công ích, nhân vị, liên đới, bổ trợ: Các nguyên tắc giáo huấn xã hội của Giáo hội (Câu 84-111)
- Chương năm: Nền tảng của xã hội: Gia đình (Câu 112-133)
- Chương sáu: Nghề nghiệp và ơn gọi: Lao động của con người (Câu 134-157)
- Chương bảy:Phúc lợi và công bằng cho tất cả mọi người: Đời sống kinh tế (Câu 158-194)
- Chương tám: Quyền lực và luân lý: Cộng đồng chính trị (Câu 195-228)
- Chương chín: Một thế giới, một nhân loại: Cộng đồng quốc tế (Câu 229-255)
- Chương mười: Bảo vệ thế giới tạo thành: Môi trường (Câu 256-269)
- Chương mười một: Sống trong tự do không bạo lực: Hòa bình (Câu 270-304)
- Chương mười hai: Dấn thân cá nhân và dấn thân xã hội: Tình yêu trong hành động (Câu 305-328)

Sách có rất nhiều ảnh chụp minh họa đầy màu sắc, được sắp xếp theo mục chủ đề, có các hình vẽ minh họa ngộ nghĩnh đáng yêu mang đậm phong cách YOUCAT.

Sở dĩ Giáo Hội trang bị kim chỉ nam đó, trao vào tay người trẻ cẩm nang “DOCAT: Làm gì?” là để người trẻ thấu hiểu và thực hiện “sứ mạng”, hoàn thành “số phận lịch sử” của mình:

“Với tư cách là người Công giáo, chúng ta có sứ mạng chuyển đổi xã hội trở thành ‘một nền văn minh tình yêu” (câu 319).

Giấc mơ của Đức Phanxicô 

DOCAT chính là giấc mơ của Đức Phanxicô. Ngài mơ một cuộc cách mạng xã hội: cách mạng công lý và hòa bình. Ngài mơ có những người trẻ có khả năng cùng nhau xây dựng lại, làm thay đổi bộ mặt thế giới. Ngài rất đau lòng trước thực trạng người trẻ sống trong một thế giới bị tàn phá bởi hai ý thức hệ lớn: chủ nghĩa toàn trị và chủ nghĩa tư bản.

Đứng trước hiện trạng đó, cần làm gì? Làm thế nào thay đổi thế giới? Về những gì cần làm có thể đọc trong giáo huấn xã hội của Giáo Hội.

Đức Thánh cha Phanxicô kêu gọi:

“Các con hãy làm! Giấc mơ của cha hướng về những thứ lớn lao hơn: Cha ước mơ có được một triệu người trẻ Kitô hữu, hoặc thậm chí còn nhiều hơn nữa, là có cả một thế hệ cùng “đi bộ, nói chuyện học thuyết xã hội cho những người đồng thời với mình”. Không có cái gì khác sẽ làm thay đổi thế giới mà chỉ có những con người cùng với Chúa Giêsu dấn thân cho thế giới, cùng với Người đến những “vùng ven” và đi ngay vào giữa lấm lem của cuộc đời mới thay đổi được. Các con cũng hãy đi vào chính trị nữa, và hãy đấu tranh cho công lý và phẩm giá con người, đặc biệt cho những người nghèo nhất trong những người nghèo. Tất cả các con là Giáo Hội. Vậy thì, hãy đoan chắc rằng Giáo Hội này được biến đổi, rằng Giáo Hội vẫn còn đang sống, bởi vì Giáo Hội thừa nhận chính mình bị thách thức bởi những tiếng kêu than của những người bị tước đoạt, bởi tiếng kêu xin của những người khốn cùng, và của những người chẳng có ai đoái hoài quan tâm.”

Nói tóm lại, sứ điệp cốt lõi của DOCAT cho người trẻ là: “Hãy làm lành, lánh dữ”.

Đỗ Cát Lương
Bài về chủ đề Giới trẻ:
Về đầu trang