Giàn khoan nước sâu của Trung Quốc ở Biển Đông bắt đầu hoạt động

Giàn khoan dầu nước sâu đầu tiên của Trung Quốc trên Biển Đông do Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) xây dựng vừa bắt đầu vận hành ở biển sâu với kế hoạch cung cấp khí đốt hóa lỏng (LNG) cho các thành phố thuộc Đại Loan Khu (tức Vùng Vịnh Lớn bao gồm Quảng Châu, Hong Kong, Macau) trong tương lai, trang mạng ChinaKnowledge của Trung Quốc và Hoàn Cầu Thời báo đưa tin.

Giàn khoan Hải Dương Thạch Châu 981, vốn là tâm điểm cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam hồi năm 2014 khi nó được đưa vào vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, có thể vươn tới độ sâu 4.600 mét. Đây là giàn khoan nước sâu đầu tiên do Trung Quốc chế tạo, và cũng là giàn khoan nước sâu đầu tiên nằm ở vùng biển phía đông Biển Đông.

Việc hoàn thành giàn khoan này là một bước đột phá của Trung Quốc và được cho là sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa Trung Quốc với các nước phương Tây về công nghệ và năng lực khoan dầu.
Source: https://www.voatiengviet.com/a/giàn-khoan-nước-sâu-của-trung-quốc-ở-biển-đông-bắt-đầu-hoạt-động/4876568.html
Giàn khoan Hải Dương Thạch Châu của Trung Quốc được đưa vào thềm lục địa Việt Nam hồi năm 2014
Giàn khoan Hải Dương Thạch Châu của Trung Quốc được đưa vào thềm lục địa Việt Nam hồi năm 2014
Giàn khoan Hải Dương Thạch Châu của Trung Quốc được đưa vào thềm lục địa Việt Nam hồi năm 2014

Giàn khoan dầu nước sâu đầu tiên của Trung Quốc trên Biển Đông do Tập đoàn Dầu khí Hải dương Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) xây dựng vừa bắt đầu vận hành ở biển sâu với kế hoạch cung cấp khí đốt hóa lỏng (LNG) cho các thành phố thuộc Đại Loan Khu (tức Vùng Vịnh Lớn bao gồm Quảng Châu, Hong Kong, Macau) trong tương lai, trang mạng ChinaKnowledge của Trung Quốc và Hoàn Cầu Thời báo đưa tin.

Giàn khoan Hải Dương Thạch Châu 981, vốn là tâm điểm cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Việt Nam hồi năm 2014 khi nó được đưa vào vùng biển thuộc thềm lục địa của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, có thể vươn tới độ sâu 4.600 mét. Đây là giàn khoan nước sâu đầu tiên do Trung Quốc chế tạo, và cũng là giàn khoan nước sâu đầu tiên nằm ở vùng biển phía đông Biển Đông.

Việc hoàn thành giàn khoan này là một bước đột phá của Trung Quốc và được cho là sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa Trung Quốc với các nước phương Tây về công nghệ và năng lực khoan dầu.

Một khi giàn khoan này bắt đầu sản xuất thì khí hóa lỏng sẽ được vận chuyển về trạm đầu mối của CNOOC ở cảng Cao Lan thuộc Chu Hải nơi cung cấp năng lượng cho Đại Loan Khu. Việc có thể vận chuyển khí hóa lỏng qua đường ống từ đầu mối Chu Hải đến Đại Loan Khu sẽ góp phần lớn trong việc giảm chi phí vận chuyển và cung cấp một nguồn năng lượng sạch đáng tin cậy cho sự phát triển của khu vực.

Biển Đông, nơi Bắc Kinh có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với một số nước trong đó có Việt Nam và Philippines, được cho là có trữ lượng dầu mỏ dồi dào. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ ước đoán vùng biển này có khoảng 190 ngàn tỷ foot khối khí đốt và 11 triệu thùng dầu.

Tờ Hoàn Cầu thời báo nhận định rằng việc Trung Quốc làm chủ được công nghệ tân tiến nhất trong việc khai thác dầu ở vùng biển sâu sẽ giúp phá vỡ thế độc quyền công nghệ của Mỹ để làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trên Biển Đông.

Do đó, tờ báo này, vốn được cho là có lập trường diều hâu trên các vấn đề chủ quyền của Trung Quốc, cho rằng đây là một bước đi đột phá để giúp các nước có tranh chấp hợp tác cùng khai thác.

“Điều khôn ngoan là các nước này nên bỏ qua các tranh chấp chủ quyền và tìm kiếm sự hợp tác cùng khai thác thay vì đối đầu. Thành công của Hải Dương Thạch Châu 981 có thể được xem là điểm khởi đầu để thúc đẩy sự khai thác chung nguồn tài nguyên dầu hỏa và khí đốt ở Biển Đông cho dù điều này không hề dễ dàng,” tờ Hoàn Cầu Thời báo kêu gọi.

Cũng theo tờ báo này thì kể từ khi được xây dựng hồi năm 2012, giàn khoan này đã thực hiện 32 cuộc khoan thăm dò, nhưng đây là lần khoan khai thác nước sâu đầu tiên.

Theo trang mạng MarineTraffic.com thì tính đến ngày 7/4 giàn khoan Hải Dương Thạch Châu 981 đặt ở vị trí 20.22187° Bắc và 115.6864° Nam, nằm cách Hong Kong khoảng 266 km về hướng đông nam và về phía tây Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.

Cũng theo trang mạng này thì vị trí này ‘nằm hoàn toàn trong vùng biển của Trung Quốc’, tức không phải trên vùng biển có tranh chấp với các nước xung quanh.

Theo VOA
Bài về chủ đề Hù doạ-Nguy cơ:
Về đầu trang