Tôi bần thần. Đầu óc hỏng hết rồi, do đâu mà đầu óc người ta bị hỏng bét tới cỡ đó?
Theo số liệu của nhà nước, tại Hà Nội trong 12 ngày đêm Mỹ thả bom (năm 1972) có khoảng 1.400 người chết. Trong khi đó, tại Huế trong tết Mậu thân 1968, có nhiều số liệu cho rằng có từ 4.000 cho tới 7.000 người dân gục ngã. Tôi lấy số liệu ít nhứt, cỡ 4.000.
Cứ đành gọi là do đạn pháo vô tình thôi. Đồng bào Việt Nam của tôi - những người không cầm súng, họ chỉ là nông dân cày sâu cuốc bẫm, họ chỉ là những người buôn thúng bán bưng, họ buộc phải gánh tội về chính cái chết của họ hay sao?
Bất luận ngoài bắc trong nam, người dân là nạn nhân đáng thương hết thảy.
Nhưng, lẽ nào 1.400 người chết tại Hà Nội được tưởng niệm, được gọi là nạn nhân chiến tranh, còn 4.000 người chết tại Huế thì không được phép gọi là nạn nhân chiến tranh, không được phép nói lời thương tiếc hay sao?
➥ Nỗi đau xé lòng của người dân Huế trong tết Mậu Thân 1968.
➥ Hầm công sự tại Hà Nội chống máy bay thả bom năm 1972.
➋ Có một bộ phim ở trong nước, cách đây mấy năm, giải thích rằng hàng ngàn người chết tại Huế, vào tết Mậu Thân, là chết dưới bàn tay "dàn dựng" từ phía Việt Nam Cộng hòa.
Vậy thì... càng cần phải hàng năm tưởng niệm 4000 người dân chết tại Huế (nhiều hơn hẳn con số 1400 người chết tại Hà Nội do mưa bom), kêu bằng tố cáo tội lỗi VNCH, mới phải!
Sao không tưởng niệm rứa hè?
➌ Khói lửa chiến tranh đã nguội sau hơn bốn mươi năm rồi. Điều làm cho tôi, và cho rất nhiều người nữa, quan tâm vào lúc này và sắp tới là: bao giờ mới thôi đi sự vô tình vô tâm trước nỗi đau của đồng bào nơi này nơi kia?
Bởi vì, "người trong một nước phải thương nhau cùng".
Một khi đầu óc hỏng bét, một khi trái tim khô cạn tình người thì đất nước Việt Nam này sẽ đi về đâu?
Thật khó để vỗ tay reo hò trên hàng triệu người dân vô tội đã chết hôm qua, trở thành vong hồn hôm nay.
Nguyễn Chương
Bài về chủ đề Giả dối-Ảo tưởng: