Một tay nâng nón tai bèo, một tay nâng nón sắt. Hai cái nón tượng trưng cho hai đội quân, 2 đứa con cùng chui ra từ bụng mẹ đã “tan nát cõi lòng” vì vết đạn chiến tranh. Một tác phẩm điêu khắc trĩu nặng tự tình dân tộc của điêu khắc gia Trần Thanh Phong.
Xưởng điêu khắc của Trần Thanh Phong đặt nhiều tượng to nhưng cuốn hút tôi hơn hết là chiếc tượng nhỏ mang tên “Nỗi lòng của Mẹ”, cao chừng 5 tấc. Mẹ hao gầy “bồng 2 đứa con” mà lẽ ra là phải là 2 gương mặt anh em sinh đôi khôi ngô tuấn tú, nhưng trên tay Mẹ là 2 chiếc nón xung trận. Mẹ đứng thẳng người nhưng dường như sắp ngã. Chiến tranh đè nặng bao mất mát lên người mẹ.
Một tay nâng nón tai bèo, một tay nâng nón sắt. Hai cái nón tượng trưng cho hai đội quân, 2 đứa con cùng chui ra từ bụng mẹ đã “tan nát cõi lòng” vì vết đạn chiến tranh. Một tác phẩm điêu khắc trĩu nặng tự tình dân tộc của điêu khắc gia Trần Thanh Phong.
Xưởng điêu khắc của Trần Thanh Phong đặt nhiều tượng to nhưng cuốn hút tôi hơn hết là chiếc tượng nhỏ mang tên “Nỗi lòng của Mẹ”, cao chừng 5 tấc. Mẹ hao gầy “bồng 2 đứa con” mà lẽ ra là phải là 2 gương mặt anh em sinh đôi khôi ngô tuấn tú, nhưng trên tay Mẹ là 2 chiếc nón xung trận. Mẹ đứng thẳng người nhưng dường như sắp ngã. Chiến tranh đè nặng bao mất mát lên người mẹ.
44 năm qua, tôi đã thấy tượng “Mẹ Việt Nam Anh hùng” ở Quảng Nam tạc từ nguyên mẫu người mẹ có 11 con và cháu đi “bên thắng cuộc” hy sinh; nhưng chưa thấy tác phẩm nghệ thuật nào chạm tới nỗi đau của những người mẹ có con là tử sĩ của “bên thua trận”.
Chụp lại bức tượng của điêu khắc gia Trần Thanh Phong mà tôi toát mồ hôi, không chỉ do cái nóng tháng Tư mà còn do rấm rức cõi lòng nên giọt mồ hôi mà ngỡ là nước mắt.
Dưới đây là hình chụp bức tượng:
Trần Chí Kông
Bài về chủ đề Đau lòng: