Lạ thật, một số trí thức & nhà báo cứ một mực dâng kiến nghị lên nhà nước xem Nhà thờ Bùi Chu là “di sản” nhằm đưa Nhà thờ Bùi Chu vào vòng quản lý, “bảo vệ di sản” của nhà nước cho bằng được! Quí vị tin kiến nghị là “đôi đũa thần”?
Trong khi quí vị hoàn toàn không ngây thơ, quí vị thừa biết hiện trạng bảo vệ di sản văn hóa tại Việt Nam trong nhiều năm qua như cóc bỏ dĩa, xộc xệch không thể tưởng!
Nếu quí vị yêu mến thực lòng công trình nhà thờ Bùi Chu, kể cả việc “phản ứng” trước ý định xây mới, lẽ ra quí vị nên gặp gỡ Giáo hội Công giáo Việt Nam (vì nhà thờ Bùi Chu thuộc về tài sản của Giáo hội Công giáo Việt Nam) mới phải, đúng không nào?
Hãy đi gặp gỡ, đối thoại với Giáo hội Công giáo Việt Nam xem có thể chung tay giúp được những gì, bàn thảo kế hoạch kinh phí cũng như thời gian an toàn cho việc trùng tu.
Phải hạn định thời gian an toàn, bởi lẽ nếu “trùng tu” quá thời hạn an toàn kỹ thuật, nhà thờ bị sụp đổ, thì sao? Đâu ai dám buộc quí vị “mạnh thường quân” phải chịu trách nhiệm.
Nhắc lại, để chứng tỏ có thực lòng gìn giữ Nhà thờ Bùi Chu, một số quí vị trí thức và nhà báo nên làm việc trực tiếp với Hội đồng Giám mục Việt Nam! (Thay vì quí vị tìm cách đưa Nhà thờ Bùi Chu vào vòng “bảo vệ di sản” của nhà nước cho bằng được).
Sự việc rộ lên gần đây là quyết đập nhà thờ Bùi Chu để xây mới thay vì trùng tu (sửa chửa, làm mới lại) của giáo phận này.
Đây là tài sản của Giáo hội, mình không phải người Công giáo nên mình không có quyền xen vào. Và mình chẳng phải dân kiến trúc, khảo cổ để có quyền thẩm định xem đây có phải là di sản nhân loại, di tích gì hay không. Nhà thờ này chưa được công nhận là di sản của nhân loại, có nghĩa là mình hay những cá nhân không thuộc giáo hội chẳng có quyền gì liên quan đến.
Tuy nhiên, nếu các bạn là người Công giáo thì có quyền lên tiếng. Nhưng lên tiếng với chủ sở hữu tài sản trên, chứ đừng lôi chính quyền vào. Nào là yêu cầu chính quyền can thiệp, đề nghị chính quyền xem xét.... là bậy rồi.
Chính quyền không có quyền gì can thiệp cả. Đây không phải di tích cấp quốc gia, cũng không phải di sản văn hóa của thế giới, quyền định đoạt tài sản này thuộc về chủ sở hữu, là giáo hội, không phải chính quyền.
Yêu cầu giữ tài sản trong khi chủ sở hữu muốn phá bỏ, hay đập phá tài sản khi trong khi chủ sở hữu muốn giữ, về bản chất thì cả hai hành vi này đều là can thiệp thô bạo vào quyền sở hữu và định đoạt tài sản của người khác. Chính quyền này đã từng nhiều lần can thiệp vào quyền sở hữa của người dân và nhất là của tôn giáo, như việc đập phá chùa chiền, nhà thờ, chúng ta đã từng phản đối, thì nay lại mời gọi chính quyền vào can thiệp nữa quyền sở hữu nữa, vậy thì hóa ra là các bạn công nhận chính quyền có quyền can thiệp quyền sở hữu, và những lần đập phá kia của chính quyền là đúng, chính quyền có quyền đó hay sao.
Gần đây om xòm về vụ ngôi nhà thờ chánh toà Bùi Chu ở gần nhà mình, cho mình góp ý một xíu. Tuy không phải là dân Công giáo, nhưng mình có nhiều bạn thân hồi bé là người Công giáo, mình còn thân với cả thầy già coi cổng toà giám mục, thậm chí, có nhiều dịp đến tò mò dự lễ coi bên đạo người ta cúng vái làm sao, rồi nữa, hái trộm nhãn, “quậy phá” quanh nhà thờ và cả khu vực toà giám mục Bùi Chu nữa (hồi đó toàn là nhà cũ). Hồi thập niên 90 thế kỷ trước, tụi mình còn nhỏ, nhưng mình vẫn nhớ một vụ tai nạn xảy ra trong nhà thờ, do viên ngói cũ hay vữa gì đó, rơi xuống rớt vào một giáo dân đang tham dự thánh lễ. Tuy tai nạn không nặng, nhưng các cha, các ông chức việc trong giáo xứ rất lo. Mình vẫn nhớ rõ hồi đó người lớn muốn sửa nhà thờ, có kiến nghị sửa sang, nhưng nghe đâu xin không có được. Sau đấy, mình nhớ người lớn vẫn đánh liều sửa tạm bợ cho đỡ nguy hiểm.
Là người miền Bắc thì sẽ hiểu rõ thời kỳ trước 1995 nói chung, tình hình của các công trình tôn giáo rất sập xệ. Trước đây thì đình chùa bị phá, nhiều nhà thờ bị phá, nhiều giáo xứ bị xoá sổ luôn. Nói chung là không dễ dàng cho người bên đạo hồi đó. Có khi đất nhà thờ, nhà chùa cũng bị người ngoài chiếm luôn, đòi lại không được.
Mình không phải là người bên đạo, nhưng mình biết, bên đạo người ta cũng lo tôn tạo các ngôi nhà thờ cũ, cổ lắm. Khu vực Nam Định là nơi nhiều ngôi nhà thờ cổ được trùng tu, bảo tồn khá tốt dù kinh tế của bà con giáo dân theo mình biết rất eo hẹp, vì đa số là làm lúa hay đi biển. Nếu chỉ đứng ở xa mà “phán” chúng ta sẽ dễ dàng bị lèo lái để a dua. Mình nhớ trên truyền hình đã có một số chương trình giới thiệu về khu vực phía nam tỉnh Nam Định, khu vực Hải Hậu… với nhiều nhà thờ cổ được trùng tu, giữ gìn cẩn thận và rất đẹp. Các bạn lên Youtube tìm sẽ thấy…
Nhà thờ là tài sản của người bên đạo, mình cam đoan là họ cũng trân trọng như các bạn quý trọng tài sản của chính các bạn vậy. Do vậy, nếu có bức xúc nhân danh thiện chí là muốn bảo tồn di sản nọ kia, trước hết các bạn nên tìm hiểu về lịch sử của vấn đề, tình trạng thực tế của ngôi thánh đường đó… Và nhất là: các bạn có góp ý thì cũng nên tôn trọng các người bên đạo, họ cũng là người, chứ mình thấy nhiều bạn chưởi bới ghê quá. Nói thật có nhiều góp ý bất cần lý lẽ, nhảy bổ vào phán, vào chửi! Góp ý chứ không phải là tống tiền, chứ không phải là phán dạy người ta! Dù gì người ta cũng là một tập thể, nhiều người có bằng cấp, thực học; dù gì cũng là tài sản của người ta chứ chẳng phải là của các bạn. Về mặt pháp luật, về lý: Họ không làm gì sai cả, nếu họ sai thì chắc là chẳng được yên… nói thật đấy! Cảm giác trên một số trang mạng xã hội, cứ như thể đấu tố ngày xưa ý. Kinh thật! Dân ta dễ bị dụ thật!
Bài về chủ đề Hèn hạ: