“Ông là tiến sĩ, nhưng ông không phải là trí thức!”

Tôi có nhiều người bạn là giáo sư, tiến sĩ. Phải thừa nhận rằng, họ giỏi chuyên môn. Có người dạy giỏi, có người nghiên cứu giỏi, và đa phần họ có một điểm chung: rất giỏi selfie. Đến đâu, gặp ai, ăn món gì…, họ đều selfie cho thiên hạ biết. Và họ có chung một đặc điểm: họ lặng im trước những biến cố đau thương của đất nước, lặng im trước bất hạnh và khổ đau cùng cực của nhân dân. Có lần, tôi nửa đùa nửa thật với người bạn giáo sư: Ông là một giáo sư nhưng ông không có trí tuệ mà chỉ có tư chất thông minh thôi. Ông bạn giáo sư ngạc nhiên: Sao ông lại nói vậy? Tôi bình tĩnh trả lời: Người có trí tuệ là người nhận biết được đúng — sai, và chỉ làm theo điều mà mình cho là đúng, và biết phản ứng những gì sai trái. Ông không có điều này, ông chỉ hoàn thành công việc của ông, nên ông chỉ mới dừng lại ở mức có tư chất thông minh mà thôi. “Ông là tiến sĩ, nhưng ông không phải là trí thức!”
“Ông là tiến sĩ, nhưng ông không phải là trí thức!”

Tôi có nhiều người bạn là giáo sư, tiến sĩ. Phải thừa nhận rằng, họ giỏi chuyên môn. Có người dạy giỏi, có người nghiên cứu giỏi, và đa phần họ có một điểm chung: rất giỏi selfie. Đến đâu, gặp ai, ăn món gì…, họ đều selfie cho thiên hạ biết. Và họ có chung một đặc điểm: họ lặng im trước những biến cố đau thương của đất nước, lặng im trước bất hạnh và khổ đau cùng cực của nhân dân.

Có lần, tôi nửa đùa nửa thật với người bạn giáo sư: Ông là một giáo sư nhưng ông không có trí tuệ mà chỉ có tư chất thông minh thôi. Ông bạn giáo sư ngạc nhiên: Sao ông lại nói vậy? Tôi bình tĩnh trả lời: Người có trí tuệ là người nhận biết được đúng — sai, và chỉ làm theo điều mà mình cho là đúng, và biết phản ứng những gì sai trái. Ông không có điều này, ông chỉ hoàn thành công việc của ông, nên ông chỉ mới dừng lại ở mức có tư chất thông minh mà thôi.

Một lần khác, tôi nói với người bạn là tiến sĩ: Ông là tiến sĩ, nhưng ông không phải là trí thức. Người bạn cũng ngạc nhiên: Sao ông nói vậy? Tôi lẳng lặng trả lời: Từ cổ chí kim, từ đông sang tây, người trí thức không làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước, họ chỉ làm việc trong các tổ chức độc lập với nhà nước. Khi ông làm việc cho nhà nước, ông sẽ không có tiếng nói phản biện với hệ thống mà mình làm việc và hợp tác. Người trí thức là người bắt đầu bằng ý tưởng và kết thúc với ý tưởng, còn ông, ông bắt đầu bằng việc làm cơm áo và kết thúc bằng cái sổ hưu thì làm sao gọi ông là trí thức được!

Khi thấy tôi lên tiếng trước các áp bức và bất công, lên tiếng về sự khổ đau của đất nước, đói nghèo và bất hạnh của nhân dân, nhiều bạn bè dần xa tôi, hay nói theo cách khác, họ tạm thời ngừng giao du với tôi. Mời họ đi uống cà phê, họ chối từ. Gọi điện hỏi thăm họ, họ miễn cưỡng trả lời uể oải. Có người còn tỏ thái độ dứt khoát thẳng thừng: “Tao không ngồi với thằng phản động”.

Nhiều đêm, không ngủ được, tôi tự hỏi mình rằng: Có phải mình đã mất đi những người bạn có học hàm học vị khả kính? Có phải người trí thức Việt Nam có trách nhiệm im lặng trước bạo quyền, chỉ cần làm tốt chuyên môn của mình?

Tôi nhớ về Mẹ Têrêsa — người nữ tu đã giành cả cuộc đời mình để chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối, trong khi hoàn tất nhiệm vụ lãnh đạo dòng tu phát triển khắp Ấn Độ, và đến các quốc gia khác. Người nữ tu này chưa một lần bước chân vào giảng đường đại học, có châm ngôn sống cực kỳ đơn giản: “Người ta nói gì cũng mặc, bạn chỉ cần cười và tiếp tục công việc của mình” tại sao lại được bạn đọc của tạp chí lừng danh Newsweek bình chọn là một trong 10 nhà trí thức có tầm ảnh hưởng nhất của nhân loại trong thế kỷ 20? Có phải người trí thức là người khởi nguồn với ý tưởng và hết mình với ý tưởng?

Trong một lần trà dư tửu hậu, tôi bất ngờ với một quan điểm lạ lùng của người bạn là một kỹ sư: “Thế nào là người trí thức à? Rất đơn giản, người chế tạo ra bom nguyên tử mới chỉ là nhà khoa học, thấy bom nguyên tử nguy hiểm cho nhân loại nên chống lại bom nguyên tử , đó mới là trí thức. Trí thức khác với cán bộ khoa học kỹ thuật là biết đau nổi đau nhân quần”.

Cái chết của giáo sư Phan Đình Diệu cách đây không lâu đã trở thành chủ đề về sự tận tâm của người trí thức. Tôi khẳng định điều tôi nhận thức được trong sự khắc khoải: Học ở Liên Xô về thì nhiều, mấy ai là trí thức như Phan Đình Diệu.

Thời gian cho tôi biết, có một khái niệm hay nhầm lẫn là trí thức và nhà khoa học. Với tôi, nhà khoa học là người chỉ có chuyên môn thuần tuý, còn trí thức ngoài chuyên môn, họ trăn trở về vận nước.

Và thời gian cũng cho tôi biết, theo định nghĩa của các nước văn minh thì Việt Nam ngày nay có nhiều người có học thức nhưng ít người là trí thức. Ai đã làm cho đất nước này không còn tầng lớp trí thức nữa?

Một du học sinh xuất sắc từ Châu Âu trở về, chán ngán thảm cảnh nước nhà, anh kiên quyết không làm việc trong môi trường nhà nước vì sợ bị tha hóa. Anh đã nói với bạn bè:“Việt Nam đang có một sự chia rẽ sâu sắc. Bạn bè, gia đình,… hơn một nửa dân tộc chỉ có trí thông minh vừa đủ để nhả chữ nghĩa và hạnh phúc úp mặt vào dối trá, lươn lẹo. Đó là thành quả vĩ đại của sự nghiệp bần cùng hoá nhân phẩm và trí tuệ nhân dân, lưu manh hoá tri thức mà đảng dày công xây đắp”. Cám ơn anh, cám ơn những lời gan ruột.

Tôi có buồn lắm không khi tạm thời mất đi nhiều người bạn? Có. Buồn vì họ có thuộc tính cừu, không có phẩm tính can đảm để cất lên tiếng nói của một con người công chính trước các đói nghèo, khổ đau và bất hạnh của nhân dân, của đất nước.

Tôi có buồn lắm không khi tạm thời mất đi nhiều người bạn có học hàm học vị? Có một tiếng nói mơ hồ và hoang hoải trong tâm thức tôi: Đừng buồn, những người đó vì miếng cơm manh áo của riêng cá nhân mình, họ không có tình thương yêu dân tộc. Họ không dũng khí nói lên đâu là đúng, đâu là sai mặc dù họ thông minh.

Nhưng, tôi cũng chẳng buồn, vì khi tạm mất đi những người bạn cũ, tôi lại có thêm rất nhiều bạn mới cùng chí hướng. Tôi có thêm bạn là một dịch giả già được mệnh danh là dịch giả khai sáng. Tôi có thêm bạn là một nhà thơ già lúc nào cũng sẵn sàng xuống đường chống lại bạo quyền. Tôi có thêm một người bạn là tiến sĩ nhưng lặng thầm và mải miết vận động cho xã hội dân sự, một nền kinh tế triệt để thị trường cho Việt Nam. Tôi có thêm một bạn mới là một doanh nhân thành đạt nhưng sống hết mình cho khát vọng nhân quyền. Tôi có thêm nhiều bạn, rất nhiều… Họ trí tuệ, họ thiện tâm, họ chân thành, họ chung thủy với bạn bè và con đường mà họ đã lựa chọn. Nhìn vào ánh mắt trong trẻo và gương mặt thánh thiện của họ, tôi cảm nhận được một tầng lớp trí thức mới đã — đang và sẽ xuất hiện kèm theo đó là bình minh mới của quê hương và đất nước.
👀 Cứ mỗi lần nghe tin một con người tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, dịch thuật hay nghiên cứu của Miền Nam dưới chế độ VNCH ra đi là tôi lại buồn gấp đôi — buồn vì Việt Nam lại mất thêm một người tài, buồn vì phía sau họ, dù đã hơn 40 năm trôi qua vẫn không có nổi những khuôn mặt thay thế cả về tài năng, kiến thức hay tư cách và bức tranh giáo dục, văn hóa nghệ thuật cho tới Phật giáo của Việt Nam hiện tại mới nhem nhuốc, lôm côm, thảm hại làm sao.

Chỉ có một chế độ tự do, dân chủ, tôn trọng trí thức, tôn trọng văn hóa nghệ thuật mới có thể sản sinh ra những khuôn mặt lớn, những phong cách, xu hướng, dòng chảy văn hóa nghệ thuật tiên phong. Một chế độ độc tài lại thêm đám lãnh đạo ngu dốt, chỉ biết có tiền như ở Việt Nam hiện tại là một cái lò hủy diệt tài năng, xay mòn nhân cách một cách kinh hoàng như chúng ta thấy. Tội ác của đảng cộng sản là không chỉ biến Việt Nam thành một quốc gia lạc hậu về kinh tế, kỹ thuật, bị tàn phá về môi trường, bị lệ thuộc nặng nề vào Trung Cộng, bị khinh rẻ trên thế giới, bị trở thành một nơi dù yêu thương tha thiết nhưng hàng triệu người Việt vẫn phải bỏ nước ra đi; mà đảng cộng sản còn tàn phá về văn hóa, giáo dục, con người — là những yếu tố mà dân tộc Việt Nam phải mất thời gian hơn gấp bội để xây dựng lại sau này…

Song Chi

Chu Vĩnh Hải

Bài về chủ đề Hèn hạ:
Về đầu trang