Tuy mức độ phủ sóng của điện thoại càng ngày càng cao, nhưng vẫn có những câu hỏi đặt ra là những người đang tuổi vị thành niên có nên sử dụng smartphone hay không, smartphone có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với sự phát triển sau này của thanh thiếu niên?
Một nhà tâm lý học người Mỹ đã công bố kết quả mà ông đã dốc lòng nghiên cứu suốt 10 năm, khiến mọi người đều cảm thấy bất ngờ.
10 năm trước, nhà tâm lý học này đã chọn ra 100 em trẻ em đến từ các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu và hạ lưu ở khắp mọi nơi trên toàn nước Mỹ, sau đó chia ra làm 2 nhóm: 50 người không có điều kiện tiếp xúc với điện thoại, 50 người mê mẩn chơi điện thoại. Cuối cùng tiến hành một cuộc khảo sát kỹ lưỡng.
Sau 10 năm, kết quả của cuộc khảo sát như sau:
Trong số 50 em thích chơi điện thoại, chỉ có 2 em đậu đại học. Còn 50 em không có điều kiện tiếp xúc với điện thoại thì hầu như đều đậu đại học, trong đó có 3 em sau khi tốt nghiệp trung học đã lựa chọn ở nhà phụ giúp gia đình. Đối với những em đang học đại học, có 16 em đạt được học bổng toàn phần của trường.
Có thể thấy, nếu muốn hủy hoại tương lai của con em thì rất dễ, chỉ cần đưa cho nó một chiếc điện thoại thông minh.
Vậy điện thoại thông minh hủy hoại một đứa trẻ như thế nào?
1. Điện thoại thông minh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
Các loại smartphone sẽ gây tổn hại đến thị lực của trẻ, có thể gây mù hoặc làm tổn thương xương cổ, dẫn đến biến dạng là chuyện thường thấy. Những thương tổn này rất dễ dàng nhận ra.
Ngoài ra, vẫn còn có một số thương tổn mà ta không thể phát hiện ra được, nhất là khi trước lúc đi ngủ trẻ còn chơi điện thoại, ánh sáng màn hình quá chói, sẽ ảnh hưởng đến việc cơ thể tiết ra melatonin, dẫn đến việc rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.
Bên cạnh đó, trẻ thường xuyên chơi điện thoại sẽ không thích ra ngoài vận động, sức khỏe suy giảm, tiềm ẩn mối nguy lớn cho việc phát triển của trẻ sau này.
2. Điện thoại di động làm trẻ mắc chứng trầm cảm, tự kỷ
Chuyên gia cho biết thời gian dành cho điện thoại quá nhiều, sẽ khiến trẻ dần dần chỉ thích giam mình trong nhà, vì thế chỉ số mắc chứng trầm cảm càng cao, những đứa trẻ thường xuyên chơi điện thoại có tỉ lệ mắc chứng trầm cảm cao hơn những trẻ bình thường khác.
Đó là vì điện thoại thông minh có tốc độ xử lý nhanh, tiện lợi, khiến trẻ cảm thấy thích thú, sự chú ý của trẻ đối với mọi vật xung quanh cũng bị rút ngắn trong khoảng thời gian dài, làm cơ thể cảm thấy chán ngán, cho nên khi sử dụng điện thoại mất kiểm soát sẽ làm cho con người mắc bệnh trầm cảm.
3. Điện thoại làm tổn hại hệ thần kinh não bộ
Cấu tạo và trạng thái sinh lý của trẻ khác với người trưởng thành, những thiết bị điện tử không dây như smartphone, máy tính bảng,… sản sinh ra bức xạ sóng điện từ sẽ làm tổn hại hệ thần kinh của trẻ gấp mấy lần người lớn, nếu cứ sử dụng liên tục những thiết bị điện tử này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng nhận thức của trẻ.
4. Điện thoại làm gián đoạn việc học
Những trẻ thích chơi điện thoại đã quen với các trò chơi giải trí giúp trẻ thoải mái, vui vẻ, thì đối với việc ngồi vào bàn học, tiếp thu kiến thức sẽ như một cực hình, thành tích học tập sa sút, bị người lớn khiển trách lại mò lên mạng tìm kiếm sự an ủi, từ đó hình thành thói quen xấu, trẻ dần mất đi tinh thần ham học hỏi, trở nên rất ghét việc học.
Chỉ cần dùng smartphone lên mạng tra tìm, thì sẽ có được vô vàn lời giải cho các câu hỏi trong bài tập, rất nhiều học sinh gặp phải câu khó lại không tra tìm trong sách, hoặc ít ra tự mình suy nghĩ, toàn dựa vào đáp án có sẵn trên mạng, tạo cho trẻ có tính trì trệ, ỷ lại.
Thời gian của những đứa trẻ nhiều như nhau, tinh thần và thể lực cũng vậy, nguyên ngày chìm đắm trong thế giới của chiếc điện thoại thì chắc chắn rằng thời gian, công sức dành cho việc học sẽ ít đi, dần dà thành tích học tập cũng sẽ trên bờ vực trượt dốc không phanh.
Những mối nguy khi trẻ sử dụng smartphone thì vô số kể, nhưng nếu trẻ cứ tiếp tục tình trạng này, thì sau cùng phải quy về cả cha mẹ và con cái đều có những thói quen sử dụng điện thoại như nhau.
➥ Smartphone tạo ra bức tường ngăn cách con cái với cha mẹ.
Nghiên cứu 10 năm của nhà tâm lý học người Mỹ là một lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh, chúng ta có thể lấy mình làm gương, trở thành tấm gương tốt để con cái noi theo, đồng thời dành thời gian cùng con tham gia các hoạt động thể thao, để khỏi hối tiếc rằng con cái vì thiếu thốn tình cảm cha mẹ nên sử dụng điện thoại để tìm kiếm cảm giác được yêu thương.
Thanh Vân (theo Trí Thức VN)
Bài về chủ đề Hù doạ-Nguy cơ: