Khiến trẻ chơi game thấy thoải mái hơn ngoài đời, lỗi của ai?

Lịch sử 6 triệu năm của con người đã để lại cơ chế hình thành cảm xúc, trí tuệ trong não con người rất đặc trưng. Đó là thông qua tiếp xúc (sờ, nắm), nhìn, nghe tín hiệu kích thích từ thiên nhiên, xã hội con người. Các kích thích trong phần lớn 6 triệu năm đó là đến từ cuộc sống, thiên nhiên - những tín hiệu rất truyền thống và chậm rãi. Bộ não và sinh lý con người đã quen với nó, hài hòa với nó.

Nay, 50 năm, 20 năm trở lại đây các thiết bị kĩ thuật số ra đời và con người do thiếu hiểu biết mà đã cho trẻ em tiếp xúc sớm với chúng trong thời gian dài. Hậu quả là cơ chế tiếp nhận thông tin của bộ não, cơ chế hình thành cảm xúc, hình thành tư duy bị thay đổi. Bộ não non nớt bị kích thích quá mạnh, quá nhanh dẫn đến hiệu ứng “sôi trào bỏng ngô” trong não. Nghĩa là bộ não khi bị tác động mạnh khi còn non yếu đã trở nên trơ lỳ trước các kích thích truyền thống, chậm hơn, yếu hơn. Đó là lý do khi trẻ nghiện ipad, iphone, tivi xong thì thờ ơ với sách, với trải nghiệm thiên nhiên, xã hội, với các trò chơi truyền thống.

Source: https://tuoitre.vn/khien-tre-choi-game-thay-thoai-mai-hon-ngoai-doi-loi-cua-ai-20190923213014316.htm
Phụ huynh vẫn trang bị điện thoại, máy tính cho con phục vụ việc học nhưng vẫn lo lắng vì sợ con quá phụ thuộc công nghệ.
Nhiều phụ huynh giật mình và lúng túng không biết để con "sống chung với công nghệ" như thế nào trong thời đại hiện nay.

Phụ huynh vẫn trang bị điện thoại, máy tính cho con phục vụ việc học nhưng vẫn lo lắng vì sợ con quá phụ thuộc công nghệ.
Phụ huynh vẫn trang bị điện thoại, máy tính cho con phục vụ việc học nhưng vẫn lo lắng vì sợ con quá phụ thuộc công nghệ.
Trong khi ngoài đời các con phải nỗ lực không ngừng, học hành căng thẳng, mệt mỏi mà cha mẹ vẫn la mắng. Còn chơi game, chỉ cần một cái nhấp chuột trẻ sẽ có phần thưởng. Đó cũng là lý do trẻ chơi và nghiện game.

Ông Đặng Lê Anh

Phóng viên Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Đặng Lê Anh - phó viện trưởng Viện IVS (trường nội trú dành cho học sinh cá biệt và nghiện game). Ông Đặng Lê Anh nói: Thực tế hiện nay cho thấy trẻ nghiện nhiều thứ như game, tivi, dùng điện thoại, mạng xã hội, đọc truyện tranh... Mỗi loại nghiện có tác hại riêng nhưng nghiện game là kinh khủng nhất.

Nghiện lúc nào chẳng hay

Trẻ có những dấu hiệu nào thì bị gọi là nghiện game, thưa ông?

🔴 Để đánh giá một đứa trẻ có bị nghiện hay không hãy xem thời gian trẻ chơi trong bao lâu. Nếu một đứa trẻ chơi game hay xem tivi, dùng mạng xã hội... từ ba tiếng trở lên/ngày có thể cháu đã nghiện.

Những dấu hiệu nghiện game thường thấy là người nghiện luôn luôn chỉ suy nghĩ về nó. Nó thôi thúc, ám ảnh người đó khiến họ tìm mọi cách để được chơi. Đặc điểm nữa của những người bị nghiện là các em luôn có cách phân trần, trấn an phụ huynh rằng: con hiểu hết mà, con biết chơi nhiều sẽ không tốt nhưng con đâu có chơi nhiều, con có chơi cũng không ảnh hưởng gì đến chuyện học hành...

Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ hơn sẽ thấy ngay trẻ có những dấu hiệu không bình thường: tránh tiếp xúc, nói chuyện với người thân, tránh để không phải tham gia những hoạt động chung của gia đình, của tập thể để có thời gian chơi nhiều hơn.

Từ thực tế làm việc ở trường nội trú cai nghiện game cho học sinh, ông thấy những nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến trẻ nghiện game?

🔴 Có nhiều nguyên nhân. Đó là từ khi trẻ còn rất nhỏ nhiều phụ huynh đã quẳng cho con cái điện thoại hoặc iPad để mình rảnh rang làm việc, giải trí. Cha mẹ suy nghĩ bé còn nhỏ, chơi tí có sao đâu. Dần dần mức độ và thời gian cứ ngày càng tăng lên, trẻ nghiện lúc nào không hay.

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như cha mẹ quá bận rộn, không có thời gian chăm sóc con cái; phụ huynh không đánh giá đúng sự nguy hiểm của game; do những xung đột trong gia đình như cha mẹ ly thân, ly hôn, trẻ sống chủ yếu với người giúp việc...; do trẻ chơi thân với nhóm bạn có sở thích chơi game.

Còn một nguyên nhân nữa chính là áp lực học tập, áp lực con phải trở thành mẫu người như cha mẹ mong muốn khiến nhiều học sinh lao vào game như một sự chạy trốn hoặc trả thù cha mẹ.

Có bé đi thi đạt 7-8 điểm vẫn bị cha mẹ mắng là không bằng bạn này, bạn kia. Trong khi ngoài đời các con phải nỗ lực không ngừng, học hành căng thẳng, mệt mỏi mà cha mẹ vẫn la mắng, còn khi chơi game, chỉ cần một cái nhấp chuột trẻ sẽ có phần thưởng. Mỗi lần được nâng level trẻ có cảm giác khoan khoái và thỏa mãn, hài lòng dù đó là sự hài lòng giả tạo.

Ông Đặng Lê Anh
Ông Đặng Lê Anh

Gần gũi và đồng hành cùng con

Nếu như trẻ đã quá lệ thuộc vào điện thoại, việc cai nghiện sẽ diễn ra như thế nào, thưa ông?

🔴 Đừng nghĩ rằng cứ nghiện và cai nghiện là dễ dàng. Có thể nói quá trình nghiện game của trẻ sẽ trải qua ba giai đoạn. Đầu tiên là thích (thích game và chơi game). Việc thích ấy không được phụ huynh giáo dục, kiểm soát dần sẽ chuyển sang giai đoạn mê (toàn bộ cảm xúc, suy nghĩ, tưởng tượng của trẻ đều tập trung vào game).

Các em sẽ tăng cường thời gian, đầu tư công sức vào việc chơi game và hoàn toàn đánh mất mình trong đó. Ở giai đoạn mê này, phụ huynh hoàn toàn có thể can thiệp được với sự trợ giúp của giáo viên, chuyên gia tâm lý.

Thế nhưng, đến giai đoạn nghiện với những dấu hiệu như tôi đã nói ở trên thì hầu hết đều phải cho các em vào trường cai nghiện game. Bên cạnh đó, cũng có những phụ huynh tự nguyện xin nghỉ việc để sát cánh cùng con trong mọi hoạt động giúp con cai nghiện và đã thành công. Tuy nhiên, việc cai nghiện thường chỉ thành công đối với những học sinh mới nghiện vài năm mà thôi. Còn trẻ đã nghiện 9-10 năm thì rất khó khăn.

Đừng tưởng trẻ nghiện game đều là con em những gia đình giàu có. Thực tế, nhiều em nghiện game là con em gia đình lao động, thu nhập thấp vì các em có thể chơi ở tiệm Internet.

Nhưng thưa ông, nhiều phụ huynh cho biết họ rất lo lắng khi con sử dụng điện thoại, máy tính bảng nhưng vẫn trang bị cho con vì mục đích học tập. Vậy làm thế nào để trẻ có sử dụng smart-phone, iPad, máy tính... mà không bị nghiện game, nghiện mạng xã hội?

🔴 Tôi vẫn nhấn mạnh là phụ huynh phải luôn gần gũi và đồng hành với mọi hoạt động của con em mình.

Trước hết, các bậc cha mẹ cần huớng dẫn con lập kế hoạch thời gian trong ngày với những việc cụ thể. Trong đó, trẻ từ 5-8 tuổi: chơi game không quá 15 phút/ngày, xem phim hoạt hình cũng không được quá 15 phút/ngày.

Trẻ từ 8-13 tuổi: chơi game không quá 30 phút/ngày. Trẻ trên 13 tuổi: chơi game không quá 45 phút/ngày. Và một tuần chỉ chơi từ 1 - 2 lần.

Thứ hai, trước khi giao điện thoại cho con với mục đích chủ yếu là để con học tập và liên lạc với cha mẹ thì phụ huynh cần yêu cầu trẻ phải làm bản cam kết với những điều khoản cụ thể như: không được xem những trang web đen; chỉ được chơi game trong thời gian quy định... Vi phạm cam kết sẽ bị phạt, bản cam kết cũng phải đưa ra những hình phạt cụ thể.

Thêm nữa, khi con đã hết giờ chơi thì phụ huynh phải cương quyết lấy lại điện thoại hoặc tắt tivi, mặc kệ cho trẻ gào khóc, giãy giụa... Đừng thấy trẻ lăn lộn rồi động lòng chiều con. Như vậy sẽ không thể dạy con được.

Phụ huynh hoang mang

Phụ huynh cần đồng hành và gần gũi với những hoạt động của con để con không quá phụ thuộc vào điện thoại.
Phụ huynh cần đồng hành và gần gũi với những hoạt động của con để con không quá phụ thuộc vào điện thoại.
Tôi biết nghiện game là nguy hiểm, biết rằng không nên cho con chơi game. Nhưng con tôi về nhà kể rằng trong lớp của con, các bạn đều được chơi game. Cứ sau khi học bài xong là chơi game thoải mái, các bạn còn hẹn nhau để lên mạng chơi cùng nữa. Con than thở hoài nên tôi khuyên bà xã cho con chơi để con được giải trí như các bạn. Ban đầu mỗi ngày 30 phút, rồi tăng lên 40, 50 phút, bây giờ cháu chơi đến 1h-2h sáng mới đi ngủ.

Anh H.V.T. (Phụ huynh ở Q.4, TP.HCM)

Con tôi đã cãi cha mẹ rằng con không nghiện game, mỗi ngày con chỉ chơi game 45 phút, còn phần lớn thời gian con chỉ xem mấy clip người ta chơi game mà thôi. Nhưng đâu chỉ xem, ban đêm con chat với đám bạn về game đó một cách say sưa đến 2h sáng mới chịu đi ngủ. Vậy nên sáng ra uể oải. Cháu toàn kiếm cớ để không phải đi học.

Chị N.T.T.N. (Phụ huynh ở Q.Tân Bình, TP.HCM)

Hoàng Hương thực hiện (theo Tuổi Trẻ)

Nhận định của NCS. Nguyễn Quốc Vương

Tại sao ư?

Rất nhiều bố mẹ và giáo viên không hiểu cơ chế gây nghiện này.

Thực ra nó rất đơn giản.

Lịch sử 6 triệu năm của con người đã để lại cơ chế hình thành cảm xúc, trí tuệ trong não con người rất đặc trưng. Đó là thông qua tiếp xúc (sờ, nắm), nhìn, nghe tín hiệu kích thích từ thiên nhiên, xã hội con người. Các kích thích trong phần lớn 6 triệu năm đó là đến từ cuộc sống, thiên nhiên-những tín hiệu rất truyền thống và chậm rãi. Bộ não và sinh lý con người đã quen với nó, hài hòa với nó.

Nay, 50 năm, 20 năm trở lại đây các thiết bị kĩ thuật số ra đời và con người do thiếu hiểu biết mà đã cho trẻ em tiếp xúc sớm với chúng trong thời gian dài. Hậu quả là cơ chế tiếp nhận thông tin của bộ não, cơ chế hình thành cảm xúc, hình thành tư duy bị thay đổi. Bộ não non nớt bị kích thích quá mạnh, quá nhanh dẫn đến hiệu ứng “sôi trào bỏng ngô” trong não. Nghĩa là bộ não khi bị tác động mạnh khi còn non yếu đã trở nên trơ lỳ trước các kích thích truyền thống, chậm hơn, yếu hơn. Đó là lý do khi trẻ nghiện ipad, iphone, tivi xong thì thờ ơ với sách, với trải nghiệm thiên nhiên, xã hội, với các trò chơi truyền thống.

Nói đơn giản là tín hiệu từ các thiết bị kĩ thuật số giống như đồ ngọt. Trẻ chưa ăn cơm và chưa có khả năng hiểu cơm là cần thiết để cân bằng dinh dưỡng đã được người lớn cho ăn quá nhiều đồ ngọt, uống nước đường sớm khiến cho trẻ chán ăn cơm và không thấy nó thú vị.

Hậu quả là tạo ra một lớp người đần độn, hỏng hóc về trí tuệ và cảm xúc con người nhưng luôn ảo tưởng mình là siêu việt, là biết tất cả, là có thể bay lên vũ trụ bằng thân thể yếu ớt và cái đầu trống rỗng.

Bi kịch lớn lao của công nghệ đem lại cho xã hội loài người hiện nay nói chung và nước ta là như vậy.

Thật đau xót và thú vị làm sao khi các nước như Nhật, Hàn, Mỹ... người ta hô hào, cổ vũ thậm chí ra cả luật khuyến đọc và khuyến khích quay trở về với tự nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên, tiết chế dục vọng vật chất... còn ta thì người lớn cho trẻ con chơi đồ công nghệ thả cửa và nghĩ rằng nhờ thế sẽ thành thiên tài.

Hãy đọc cuốn "Cha mẹ thời đại kĩ thuật số" để xem bác sĩ-tiến sĩ-một người mẹ Hàn Quốc phân tích, mô tả máy tính, game, điện thoại thông minh, internet đã phá hủy thanh thiếu niên Hàn Quốc ghê gớm thế nào.

Đọc xong đảm bảo phụ huynh sẽ giật mình... sợ.

NCS. Nguyễn Quốc Vương

Bài về chủ đề Mới mẻ-Thời đại:
Về đầu trang