“Sự học đâu cần chùa to, cảnh lớn…”

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ cùng sư tăng làm ruộng, trồng rau, trồng cây ăn quả tại vườn để tự nuôi sống mình và tu tập, hành đạo, không muốn phiền lụy đến chúng sinh. Ngài thường nói với các đệ tử: “Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được”. Khi được hỏi: “Tự cày cấy nuôi thân, chạy đua với thời gian để biên soạn, dịch, nghiên cứu kinh Phật để lại công nghiệp cho Phật giáo nước nhà, mà ngài đã bách niên vẫn không tỏ ra mỏi mệt. Hòa thượng có bí quyết gì để truyền lại cho hậu thế?”. Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ
Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ
Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ.

Trong vô vàn thị phi của sư sãi và tai tiếng của sư Toàn, tôi vẫn thấy nhiều bậc cao tăng đáng ngưỡng mộ và kính trọng như Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ

Hiện Ngài tu hành ở chùa Ráng, Phú Xuyên, Hà Nội, nơi không có hòm công đức, không có cúng sao, đốt vàng mã.

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ cùng sư tăng làm ruộng, trồng rau, trồng cây ăn quả tại vườn để tự nuôi sống mình và tu tập, hành đạo, không muốn phiền lụy đến chúng sinh.

Ngài thường nói với các đệ tử: “Trong chùa không nên có tiền, tôi không ở gần tiền được”.

Khi được hỏi: “Tự cày cấy nuôi thân, chạy đua với thời gian để biên soạn, dịch, nghiên cứu kinh Phật để lại công nghiệp cho Phật giáo nước nhà, mà ngài đã bách niên vẫn không tỏ ra mỏi mệt. Hòa thượng có bí quyết gì để truyền lại cho hậu thế?”.

Đại lão hòa thượng chia sẻ: “Tôi không có bí quyết gì. Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị con người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho Đời, cho Đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệm thì bất khả tư nghì. Tôi trụ thế đến nay đã 99 năm, ở chùa 94 năm, thụ Đại giới được 78 năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân thể chủ yếu bằng nghề làm ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương, khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thôi”.

Năm 2012, nhân dịp ngài được tái suy tôn vị trí Pháp chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật tử và nhân dân các địa phương Hà Tây cũ tổ chức Đại lễ cung nghinh ngài rất lớn, ngài cảm động nói: “Tôi không ngờ chư vị lại giữ lời đã hứa khả với chúng tôi như vậy! Đã tổ chức lễ đón rước quá lớn. Ngoài sự tưởng tượng của chúng tôi. Chúng tôi đã làm được những gì trong cuộc đời tu hành của mình mà dám nhận cái phúc lớn đó? Phúc là phải do tu mà có. Phúc thì nên tích mà không nên tán. Phúc không tích thêm mà cứ lạm hưởng thì rồi cũng hết. Khi đó phúc trở thành họa”.

Giữa lúc nhận tôn vinh, ngài vẫn tự răn mình “Phúc không tích mà cứ lạm hưởng thì rồi cũng hết. Khi đó phúc trở thành họa”

Về chuyện xây chùa to, tượng Phật lớn khắp nơi, Đức Pháp chủ bảo rằng: “Sự học đâu cần chùa to, cảnh lớn. Chùa to, giảng đường đẹp, phòng ốc sang dù sao cũng chỉ là phương tiện. Còn linh hồn của nó là thầy và trò trong quan hệ tu tập và hành trì”. Ngài cảnh báo “Chạy theo hình thức bề ngoài, hình thức thế gian mà quên đi phương tiện đặc thù và mục đích cứu cánh, cho nên làm nhiều mà kết quả chẳng được bao nhiêu”.

Trước những nhiễu nhương, xằng bậy của một số vị tu hành, ngài nói: “Nay có ai đó xao nhãng tu học mà chạy theo danh lợi phàm tình, xuống cấp đạo hạnh, bị thế gian chê cười, pháp luật và Phật luật can thiệp thì với bản thân mình tất phải chịu quả báo”.

Hà Phan
Bài về chủ đề Gương sống:
Về đầu trang