Đi khó, về còn khó hơn

Những người nhập cư trái phép lao động chui thường bỏ lại hoặc hủy hết giấy tờ trươc khi đặt chân vào nước Anh để tránh bị trục xuất. Nếu bị cơ quan di trú hoặc cảnh sát phát hiện, bị tạm giữ, họ sẽ khai tên giả, địa chỉ giả. Không xác minh được, họ sẽ bị buộc phải... ở lại đất Anh, đến khi nào xác minh được chính xác thì mới được rời. Tất nhiên, bị giữ chứ không bị giam, ngay sau đó họ sẽ tìm cách trốn hoặc được bảo lãnh bởi một người Việt “hảo tâm” nào đó. Điều này càng dễ xảy ra hơn, nếu người nhập cư đang là trẻ vị thành niên. Source: fb.com/NguoiCuaGiangHo04/posts/10212414247631313 Đi khó, về còn khó hơn
Đi khó, về còn khó hơn

Những người nhập cư trái phép lao động chui thường bỏ lại hoặc hủy hết giấy tờ trươc khi đặt chân vào nước Anh để tránh bị trục xuất. Nếu bị cơ quan di trú hoặc cảnh sát phát hiện, bị tạm giữ, họ sẽ khai tên giả, địa chỉ giả. Không xác minh được, họ sẽ bị buộc phải... ở lại đất Anh, đến khi nào xác minh được chính xác thì mới được rời. Tất nhiên, bị giữ chứ không bị giam, ngay sau đó họ sẽ tìm cách trốn hoặc được bảo lãnh bởi một người Việt “hảo tâm” nào đó. Điều này càng dễ xảy ra hơn, nếu người nhập cư đang là trẻ vị thành niên.

Oái oăm là “người quen”, “đồng hương hảo tâm” kia đôi khi lại chính là cô, cậu, chú, bác... thậm chí anh chị ruột của người mới đến. Và oái oăm nữa, đối tượng quan tâm, bảo trợ của Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh (Save the Children Fund UK - SCUK, thành lập từ 1919, hoạt động tại Việt Nam từ năm 1996) lại có độ tuổi đến 21. Trong khi đó người Việt nhỏ con, đàn ông thì ít... râu nên khai thụt tuổi cũng chẳng cách gì chứng minh được. Đây chính là lý do quan trọng khiến đội ngũ người Việt nhập cư lậu vào Anh lần đầu tuổi thường dưới 30!

Trong trường hợp đi chui trót lọt, sau khoảng dăm ba năm, hoặc hơn, làm việc chui (đa phần là trồng cần sa, một ít làm nail và các nghề tự do khác), tích lũy được ít vốn (bất hợp pháp), muốn quay về Việt Nam, người đi chui chỉ việc ra công khai trình báo lai lịch chính xác. Công việc xác minh lãnh sự sẽ không tốn nhiều thời gian. Khi đã có kết quả, người vào chui có thể đàng hoàng mua vé máy bay ra khỏi đất Anh bằng đường cổng chính, về thẳng Việt Nam, theo diện bị trục xuất. Tuy nhiên, tên tuổi của họ xem như đã nằm trong “sổ đen” của Cơ quan Di trú. Vĩnh viễn, họ sẽ không được nước Anh chào đón quay lại bằng đường công khai, kể cả là đi du lịch bằng hộ chiếu phổ thông. Muốn trở lại, họ phải quay lại làm một chuyến buôn không gian khác, mua đường nhập cư lậu, tất nhiên lại khai với tên tuổi giả, nếu bị phía Anh phát hiện.

Đề cập đến chuyện này là để hình dung một bi kịch kép chắc chắn sẽ xảy ra trong thời gian tới. Từ Đức, nhà văn Phạm Thị Hoài đã trao đổi và giải thích với tôi rất rõ. Tôi dẫn lại nguyên văn: “Việc đưa xác nạn nhân về Việt Nam, đến nay báo chí Việt Nam chưa chú ý, vì là chuyện cũng rất phức tạp. Một cái xác cũng là một con người, phải có căn cước. Nếu cái xác đó không có xuất xứ thì phía Anh không thể đưa ra ngoài biên giới nước Anh được. Nếu phía Việt Nam rất rất chậm xác nhận, thì cái xác đó sẽ nằm mãi tại Anh. Và luật mai táng không cho phép để một cái xác vô thời hạn đâu” (!)

Như vậy, việc đưa thi thể những người bị nạn lai hồi cố thổ sẽ không thể là việc một sớm một chiều, thậm chí là không biết phải kéo dài bao lâu. Lại càng khó có chuyện 39 nạn nhân được đưa về cùng một lúc. Họ không có bất kỳ mảnh giấy tờ nào, việc xác minh sẽ cực kỳ phức tạp, mỗi người một khác. Biết thế để đừng vì chủ nghĩa mủi lòng ấu trĩ mà vội vàng nghe lời tham gia vào việc vận động đóng góp tài chính để giúp đưa các nạn nhân sớm về nước. Cũng biết thế để khoan vội lên án nhà nước Việt Nam thiếu quan tâm tới các công dân bất hạnh hay chê trách, giận dỗi luật pháp Anh quá khắt khe, khiến chuyến hồi hương bất đắc dĩ của các nạn nhân bị kéo dài. Luật pháp công bằng, song luật pháp tự thân nó cũng đã vô cảm.

Cái có thật là bị kịch kép chắc chắn sẽ phải xảy ra. Chỉ mong sự nỗ lực của hai chính phủ sẽ giúp nó không bị kéo quá dài.

Nguyễn Hồng Lam
Bài về chủ đề Phóng sự:
Về đầu trang