Nguyễn Đắc Xuân, ông ăn nói ngược ngạo với các bậc tiền bối quá!

Nhờ biết chữ Quốc ngữ mà tư duy, trí tuệ của người Việt được giải phóng, mở mang, tiến những bước nhảy vọt hơn hẳn mấy nghìn năm trước. Không có chữ Quốc ngữ thì các tư tưởng tiên tiến của Đông Kinh Nghĩa Thục sao có thể đến được quần chúng nhân dân. Làm sao dân ta có thể thoát khỏi sự lòng vòng sau 1000 năm Bắc thuộc, 100 năm Tây thuộc để có thể chấn hưng đất nước. Nói như cụ Phạm Quỳnh thì “chữ Quốc ngữ là công cụ giải phóng trí tuệ người Việt.” Chỉ hoạt động 9 tháng, sau đó Đông Kinh Nghĩa Thục bì thực dân Pháp dẹp bỏ, đóng cửa, dìm trong biển máu. Nhưng tinh thần Đông Kinh Nghĩa Thục thật bất khuất. Cho tới nay, có lẽ giáo dục Việt Nam cần lắm một cuộc chấn hưng mạnh mẽ, cỡ như Đông Kinh Nghĩa Thục của 112 năm trước đây. Source: fb.com/anhthianna/posts/2731212293624937 Hình tư liệu về các lớp học và các chí sĩ tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục.
Ông Nguyễn Đắc Xuân nói rằng chữ quốc ngữ là công cụ xâm lăng của thực dân. Đó là ông đã nói ngược ngạo với các bậc tiền bối, nổi bật nhất là phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Thực chất đây là một cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên của tân học Việt Nam. Mà khởi nguồn từ công cuộc Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu.

Cả hai nhà cách mạng này khi thấy dân lầm than nô lệ, sau khi qua Nhật các cụ có thăm trường Khánh ứng Nghĩa thục (Keio Gijuku, lập năm 1868) của Fukuzawa Yukichi ở Tokyo. Hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục quốc dân trong khi đồng bào ta đa phần mù chữ. Thế nên 2 cụ có bàn bạc với một nhóm các chí sĩ mở Đông Kinh Nghĩa Thục. Tức là mở trường dạy học miễn phí cho dân ta.

Hình tư liệu về các lớp học và các chí sĩ tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục.
Hình tư liệu về các lớp học và các chí sĩ tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục.
 
Các chí sĩ đều là các nhà nho uyên thâm, là sĩ phu Hà Thành. Nhưng họ dám từ bỏ cái cũ, đứng lên học hỏi và truyền bá cái mới, dấn thân vào con đường giúp dân ta tìm cách hội nhập với tư tưởng phương Tây và thúc đẩy Đông Du.

Họ bao gồm các cụ Lương Văn Can (Thục trưởng, tức Hiệu trưởng), Nguyễn Quyền (Giám học) và Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Kỳ, Dương Bá Trạc, Vũ Hoành v.v... Mà toàn là người trẻ. Trẻ nhất là cử nhân Dương Bá Trạc mới 23 tuổi, cử nhân Nguyễn Hữu Cầu 28 tuổi, nhiều tuổi nhất là Lương Văn Can 53 tuổi.

Hội quán Đông Kinh Nghĩa Thục treo một bản đồ tổ quốc cỡ lớn chưa từng thấy nhằm khích lệ lòng yêu nước . Đồng bào rủ nhau đến xem rất đông, ai cũng xúc động vì hầu như đây là lần đầu tiên họ được biết hình dạng tổ quốc mình .

Đông Kinh Nghĩa Thục khai giảng tháng 3/1907 tại Hà Nội, hai tháng trước khi có giấy phép của chính quyền cai trị. Trường không thu học phí, các tài liệu giảng dạy và tuyên truyền đều phát không cho học viên, hơn nữa còn phát hành trên cả nước. Ai muốn học đều được nhận, bất kể già trẻ gái trai, kể cả nhà Nho muốn học tiếng Pháp. Kinh phí hoạt động dựa vào sự đóng góp tùy tâm của dân; giáo viên thời gian đầu không lĩnh lương. Bộ máy nhà trường gồm 4 ban: Giáo dục (mở lớp và giảng dạy), Tu thư (soạn tài liệu giảng dạy và tuyên truyền), Cổ động (tuyên truyền), Tài chính (lo kinh phí). Trường dạy các môn: Quốc ngữ, chữ Hán (chỉ để đọc tân thư), tiếng Pháp, các thường thức về xã hội, lịch sử, địa dư, chính trị, kinh tế, quyền công dân. Nhà trường có một cơ quan ngôn luận riêng là tờ Đại Việt Tân báo; một thư viện nhiều sách báo với thủ tục cho mượn là chỉ cần đọc xong thì trả lại; một hòm thư trưng cầu ý kiến nhân dân đóng góp xây dựng trường... Với hình thức tổ chức như vậy, Đông Kinh Nghĩa Thục đúng là một trường học tiên tiến chưa từng có trong lịch sử nước ta, Trung Quốc thời ấy cũng chưa có. Mà bây giờ cũng chưa chắc đã tiến bộ hơn thế.

Nội dung các tài liệu giảng dạy đều nhằm nâng cao lòng yêu nước, đả phá nền cựu học khoa hoạn phong kiến cùng lối sống cũ, đề xướng tân học cùng lối sống mới, học văn minh phương Tây, học chữ Quốc ngữ và khoa học kỹ thuật, chấn hưng kinh tế

Số học viên từ khoảng dăm chục lúc đầu sau vài tháng lên tới mấy nghìn, và tiếp tục tăng dần. Nhiều nhà trí thức Nho học và Tây học tự nguyện tham gia giảng dạy, như hai nhà Tây học nổi tiếng nhất hồi ấy là Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Duy Tốn giúp dạy tiếng Pháp. Cụ Phan Châu Trinh từ Quảng Nam ra Hà Nội diễn thuyết tuyên truyền cho Đông Kinh Nghĩa Thục. Đồng bào các giới nô nức góp tiền của cho trường, có lúc nhiều tới mức thu không xuể. Nhân sĩ khắp ba kỳ kéo nhau đến xem trường, ai nấy đều hồ hởi hoan nghênh, ủng hộ. Đăng cổ tùng báo của cụ Nguyễn Văn Vĩnh ngoài Bắc và Lục tỉnh tân văn của cụ Trần Chánh Chiếu trong Nam ủng hộ nhiệt thành phong trào này.

Chương trình của Đông Kinh Nghĩa Thục cũng hết sức rõ ràng:
“Nay đã từng ngẩng đầu trông lên, cúi đầu nhìn xuống, trầm ngâm suy nghĩ cho cùng, để tìm kế mở mang dân trí giữa muôn khó khăn, thì thấy chỉ có sáu đường:
▪ Một là dùng văn tự nước nhà.
▪ Hai là hiệu đính sách vở.
▪ Ba là sửa đổi phép thi.
▪ Bốn là cổ võ nhân tài.
▪ Năm là chấn hưng công nghệ.
▪ Sáu là mở toà báo.”

trích “Văn minh tân học sách”


Trong quá trình đó, muốn phổ cập giáo dục thì phải dùng chữ Quốc ngữ. “Văn minh Tân học sách” viết: “Người trong nước đi học nên lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện đầu tiên để trong một thời gian vài tháng, đàn bà trẻ con đều biết chữ và có thể dùng... Đó thực là bước đầu tiên để mở mang trí khôn vậy.”

Đúng là nhờ biết chữ Quốc ngữ mà tư duy, trí tuệ của người Việt được giải phóng, mở mang, tiến những bước nhảy vọt hơn hẳn mấy nghìn năm trước. Không có chữ Quốc ngữ thì các tư tưởng tiên tiến của Đông Kinh Nghĩa Thục sao có thể đến được quần chúng nhân dân. Làm sao dân ta có thể thoát khỏi sự lòng vòng sau 1000 năm Bắc thuộc, 100 năm Tây thuộc để có thể chấn hưng đất nước. Nói như cụ Phạm Quỳnh thì “chữ Quốc ngữ là công cụ giải phóng trí tuệ người Việt.”

“Chữ quốc ngữ là hồn trong nước
Phải đem ra tính trước dân ta.”

Chỉ hoạt động 9 tháng, sau đó Đông Kinh Nghĩa Thục bị thực dân Pháp dẹp bỏ, đóng cửa, dìm trong biển máu. Nhưng tinh thần Đông Kinh Nghĩa Thục thật bất khuất. Cho tới nay, có lẽ giáo dục Việt Nam cần lắm một cuộc chấn hưng mạnh mẽ, cỡ như Đông Kinh Nghĩa Thục của 112 năm trước đây.

Hình tư liệu về các lớp học và các chí sĩ tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục.

Hình tư liệu về các lớp học và các chí sĩ tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục.
Hình tư liệu về các lớp học và các chí sĩ tham gia Đông Kinh Nghĩa Thục.

Nguyễn Thị Bích Hậu
Bài về chủ đề Khai trí:
Về đầu trang