Cho con học bao nhiêu lớp ngoại khóa hay năng khiếu là vừa?

Mình có một người quen làm nghề lên dây đàn dương cầm. Hàng năm anh phải tới lên dây và bảo trì đàn cho một số gia đình. Mà vì anh là người nước ngoài, anh cho hay rất ngạc nhiên vì sao tới nhiều nhà thấy đàn nằm phủ bụi. Nghĩa là hầu như không có ai sờ vào đàn để chơi cả. Hỏi thăm chủ nhà, thì được biết sau khi mua xong, tốn bộn tiền, thì con nó học vài tháng là bỏ. Từ đó đàn bỏ xó. Đó chỉ là một trong muôn vàn câu chuyện của các ba mẹ cho con đi học năng khiếu và ngoại khóa. Mà thôi thì di dì dì di cái gì cũng học. Nào đàn địch, nào vẽ tranh, múa ba lê, võ thuật, kỹ năng mềm, bơi lội, đá banh... Source: fb.com/anhthianna/posts/2759170894162410 Cho con học bao nhiêu lớp ngoại khóa hay năng khiếu là vừa?
Cho con học bao nhiêu lớp ngoại khóa hay năng khiếu là vừa?

Mình có một người quen làm nghề lên dây đàn dương cầm. Hàng năm anh phải tới lên dây và bảo trì đàn cho một số gia đình. Mà vì anh là người nước ngoài, anh cho hay rất ngạc nhiên vì sao tới nhiều nhà thấy đàn nằm phủ bụi. Nghĩa là hầu như không có ai sờ vào đàn để chơi cả. Hỏi thăm chủ nhà, thì được biết sau khi mua xong, tốn bộn tiền, thì con nó học vài tháng là bỏ. Từ đó đàn bỏ xó.

Đó chỉ là một trong muôn vàn câu chuyện của các ba mẹ cho con đi học năng khiếu và ngoại khóa. Mà thôi thì di dì dì di cái gì cũng học. Nào đàn địch, nào vẽ tranh, múa ba lê, võ thuật, kỹ năng mềm, bơi lội, đá banh...

Có những mẹ tâm sự với mình là ngoài giờ học, con của bạn học đàn piano nè, vẽ tranh nè, MC nè, người mẫu nhí nè, bóng rổ nữa nè. Học rất dữ mà chả đâu vô đâu cả.

Có hai lý do khiến ba mẹ hè nhau cho con học ngoại khóa hay năng khiếu theo tìm hiểu của mình:

1. Ba mẹ nghĩ hồi xưa mình khổ quá chả được học gì hết. Nay có ít tiền thôi cho nó học để thực hiện ước mơ của mình thay mình. Tiện thể tạo ra một đứa con quý sờ tộc cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm.

2. Đua theo phong trào, nhà này cho con học thì nhà kia cũng phải chạy theo lập tức. Nhất là nghe nói dạo này đi du học rất cần thành tích ngoại khóa, năng khiếu kiểu này, nếu tốt còn có học bổng nữa kìa.

Kết quả là cực kỳ tốn kém tiền bạc, mất thời gian, mà con học mãi chả thành cái gì.

Cái này mình thấy rất rõ khi nhiều ba mẹ chuẩn bị cho con đi du học hỏi mình về hồ sơ của các con. Túm lại hồ sơ thuộc dạng con cái gì cũng có mà chả có cái gì. Vì học cái gì cũng nham nham nhở nhở, lỡ dở giữa chừng. Có mấy bé có vài cái giải thưởng dạng phong trào lôm côm tốn tiền bày ra cho vui chứ không phải chuyên nghiệp hay được công nhận.

Và vì thế, khi nạp mấy hồ sơ vô các trường tốt có yêu cầu cao, họ từ chối cả. Bởi vì họ nhận thấy chân dung của một học sinh không có gì nổi trội, xuất sắc, hay ít nhất có đam mê, sở thích, cá tính rõ rệt, chỉ là hạng tầm tầm .

Đó chính là hậu quả của việc đua cho con chạy theo phong trào, và cho con học đủ thứ mà chả cái gì tới đầu tới đũa.

Bởi vậy nên cân đối lại. Mà cách làm theo mình ngâm cứu thì như sau:

1. Tìm hiểu sở thích của trẻ, từ đó đưa trẻ tới các lớp ngoại khóa tương ứng.

2. Quan sát xem theo thời gian, trẻ có còn nuôi dưỡng hứng thú này không? Nếu bé tỏ ra chán nản, nên dừng lại.

3. Chỉ chọn một hoặc hai lớp ngoại khóa mà con yêu thích, sau đó ủng hộ, hỗ trợ con đeo đuổi đam mê tới thành công.

Nếu học chơi cho vui, thì mãi mãi bé chỉ đạt trình độ cho vui, Và nói thẳng là nó sẽ quên tiệt mau lắm. Còn nếu muốn có thành tích, thì bé phải đủ đam mê, kiên trì và nỗ lực. Nên nhìn thấy con nhà người ta làm được, không có nghĩa là con mình cũng làm được. Kế đó, cho con học ít thôi, vì cân đối giữa ăn học, ngủ nghỉ sẽ thấy. Đừng tham lam nhồi nhét trẻ con. Vì nó không đủ sức, không có lúc ăn, lúc nghỉ, lúc chơi hợp lý sẽ sinh bệnh. Ngoài ra nó còn mê game và mê điện thoại cũng chết dở.

Tin liên quan:
✔️ Việt Nam, ngôi sao đang lên?
✔️ Hiện trạng giáo dục: thiếu thầy đúng nghĩa, dư thừa con buôn!
✔️ Mẹ của người đàn ông giàu có nhất thế giới
✔️ Cắc cớ xíu: “Tao hồi xưa bị ba mẹ, thầy cô đánh toét đít, nhờ vậy nên...”

Nguyễn Thị Bích Hậu
Bài về chủ đề Tâm lý:
Về đầu trang