Hai chuyện nhân mùa Noel của anh tôi, em tôi - hai người cộng sản thứ thiệt

Hai chuyện nhân mùa Noel của anh tôi, em tôi - hai người cộng sản thứ thiệt. Một chuyện cách đây 20 năm của anh Lê Văn Nuôi, cựu TBT báo Tuổi Trẻ — người được anh em Tuổi Trẻ quý trọng, thương yêu như một người anh trong nhà và một của học trò cưng của sân võ tôi cách đây 30 năm, Ngô Thanh Hải. Ngẫu nghiên anh tôi, em tôi có những chia sẻ xúc động nhân mùa Noel 2019. Xin được chia sẻ... Source: fb.com/he.via.54/posts/840926596353395 Hai chuyện nhân mùa Noel của anh tôi, em tôi - hai người cộng sản thứ thiệt
(Bình an dưới thế cho người thiện tâm.)

Một chuyện cách đây 20 năm của anh Lê Văn Nuôi, cựu TBT báo Tuổi Trẻ — người được anh em Tuổi Trẻ quý trọng, thương yêu như một người anh trong nhà và một của học trò cưng của sân võ tôi cách đây 30 năm, Ngô Thanh Hải.

Ngẫu nghiên anh tôi, em tôi có những chia sẻ xúc động nhân mùa Noel 2019. Xin được chia sẻ (chuyện hơi dài, mong được sẻ chia).

Hai chuyện nhân mùa Noel của anh tôi, em tôi - hai người cộng sản thứ thiệt

1. Chuyện anh tôi



Khoảng năm 1999, vợ anh (anh Lê Văn Nuôi) khẽ hỏi: "Có chị Hồng, y tá trưởng — làm chung bệnh viện em; chỉ muốn gặp anh có chuyện cần nhờ."

Anh đáp: "Vậy em báo chị Hồng đến gặp anh vào 10g sáng ngày mốt, tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ — 161B Lý Chính Thắng, Quận 3 nha!"

Như đã hẹn, anh niềm nở tiếp chị Hồng. Đó là một phụ nữ trạc 40 tuổi, cao lớn, xinh đẹp. Chị kể: "Chuyện em muốn nhờ anh giúp không phải là chuyện riêng, mà là chuyện xảy ra ở xóm phường nơi em đang sống từ nhỏ. Xóm em là một xóm đạo, thuộc quận G.., với đa số dân theo đạo Thiên Chúa. Họ đã từ miền Bắc di cư vào đây từ những năm 1954-1955 — thời Tổng thống Ngô Đình Diệm ....; là xóm đạo, nên từ lâu rồi, giáo dân đã tự xây dựng nên một nhà thờ và một tháp chuông, với chiếc chuông đồng đen rất to — cao khoảng một mét — để thờ phụng! Nhưng sau năm 1975, tháp chuông lại nằm trong quy hoạch địa giới một cơ quan nhà nước!"

- Vậy phía nhà thờ có xin lấy về chiếc chuông không chị?

- Không anh à! Đại diện nhà thờ đã đến gặp các ông lãnh đạo cơ quan này và phường, chỉ để xin lại cái chuông - chứ không nhằm xin lại cả khu đất - tháp chuông! Nhưng họ cho biết: đã bàn giao chiếc chuông về phòng Văn hóa quận từ lâu! Em và bà con giáo dân lên quận, thì quận cho biết đã bàn giao chiếc chuông cho Phòng Bảo tàng - thuộc Sở Văn hóa thông tin thành phố rồi!...

Anh ngẫm nghĩ một lát rồi... tươi cười: "Tưởng bà con muốn đòi lại cả cái tháp chuông... chứ chỉ xin lại chiếc chuông, tôi tin có thể được!"

Chị Hồng reo lên mừng rỡ. Anh nói vui thêm: "Chiếc chuông đó có đúc ròng bằng đồng không chị? Hay có cả chục ký vàng đúc trong đó, thì khó đa!"

Anh viết vội một bức thư tay — bỏ vào chiếc bì thư có in logo tờ báo: "Kính gởi anh Bảy Việt, Trưởng ban Tôn giáo TP.HCM — Thưa anh, em là LVN, đang làm công tác TBT báo Tuổi Trẻ. Em viết thư này nhờ anh can thiệp giúp một việc sau: Qua tiếp một số bạn đọc báo Tuổi Trẻ, là bà con giáo dân thuộc xóm đạo Thiên Chúa phường Y, quận G. Họ có nguyện vọng xin lại một chiếc Chuông đồng gắn trên tháp chuông nằm trong địa giới một cơ quan nhà nước. Quận G. cho biết đã bàn giao chiếc chuông này về phòng Bảo tàng-Sở VHTT.TP.

Theo em nghĩ, chiếc chuông đồng này không phải đẳng cấp "cổ vật quốc gia" cần lưu vào bảo tàng TP! Hơn nữa, Chuông do bà con giáo dân góp tiền đúc thành và Chuông nhà thờ là một biểu tượng tín ngưỡng thiêng liêng của họ. Vậy nên, nếu chính quyền cách mạng trao trả chiếc chuông này về lại chính chủ giáo dân xóm đạo này; thì chúng ta vừa làm một việc "phải đạo", vừa được "lòng dân!"

Độ hai tuần sau, bỗng có tiếng chuông điện thoại reo vang trên bàn làm việc của anh tại tòa soạn. Tiếng chị Hồng hồ hởi: "Hồng báo anh tin mừng là em đã cầm thư anh đến gặp ông Bảy Việt. Em đi hai người như anh đã dặn. Ông Bảy rất vui vẻ tiếp bọn em và đọc thư anh gởi xong, ổng từ tốn hứa sẽ can thiệp giúp được chuyện này! Độ 10 ngày sau, ông Bảy gọi điện bảo em đến Sở VHTT TP — cầm theo bức thư, giấy giới thiệu của vị linh mục phụ trách giáo xứ — để nhận lại chuông!"

Độ hơn tháng sau, chị Hồng đến tòa soạn gởi anh một thư mời của bà con giáo dân mời anh đến Giáo xứ dự lễ — tiệc khánh thành tháp Chuông mới. Thiệp mời in hình ông già Noel và cây Thông, bởi sắp đến ngày lễ Chúa Giáng Sinh, 25-12 rồi!

Anh chỉ biết xin lỗi chị Hồng và bà con lần nữa... Thật ra, anh không đến dự lễ mừng "Trả lại tiếng Chuông"; bởi anh rất ngại phải đối diện với sự chào đón, lời cảm ơn của đông người. Dù đó là tấm lòng thực của họ....

Để tiếng chuông tự do ngân nga mỗi sớm chiều — trong sự chiêm ngưỡng của những người dân hiền lành, cần cù lao động của thành phố Sài Gòn thân yêu! Quê nhà Sài Gòn, nơi chốn anh đã khai sinh và trưởng thành qua bao tháng năm chiến tranh khốc liệt và cuộc sống thăng trầm những năm sau năm 1975.

“Tiếng chuông giáo đường” (Jingle Bells) — Ca sĩ Tóc Tiên

“Cao cung lên” — Ca sĩ Đức Tuấn

2. Chuyện em tôi



Gia đình tôi có ông bà nội ngoại với các Huân chương Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam, có các chú bác từng đảm trách những vị trí lãnh đạo các bộ ngành. Tôi luôn tự hào về họ, những con người chính trực, liêm chính, và sống vì lý tưởng cao đẹp!

Lúc nhỏ tôi từng được nghe rất nhiều câu chuyện rùng rợn về sự thù hận của "phe bên kia". Trong đó, có những câu chuyện và lời khuyên nói tôi không nên ra vào những nơi xóm đạo vì sẽ dễ bị đánh hoặc giết. Sợ chứ! Lại còn nghe những câu chuyện thêu dệt về những vị giáo sĩ dụ dỗ và dẫn dụ tín đồ chống phá chính quyền mà họ thù hận sâu xa! Hãi chứ!

Tranh sơn dầu, vẽ năm 1962 của họa sĩ Nguyễn Anh. Đây là một trong ba bức tranh thuộc hàng quý hiếm thuộc bộ sưu tập của cố linh mục Đaminh Trần Thái Hiệp (hiện được lưu giữ tại phòng truyền thống Đại chủng viện Giuse Sài Gòn)
Tranh sơn dầu, vẽ năm 1962 của họa sĩ Nguyễn Anh. Đây là một trong ba bức tranh thuộc hàng quý hiếm thuộc bộ sưu tập của cố linh mục Đaminh Trần Thái Hiệp (hiện được lưu giữ tại phòng truyền thống Đại chủng viện Giuse Sài Gòn)

Thế mà cơ duyên lại dẫn dắt tôi quen biết và chơi thân với hai thằng con cái của "phe bên kia". Hai thằng ấy là con của các sĩ quan cảnh sát đặc biệt, và một thằng lại còn là gia đình Công giáo! Thế mà hai cái thằng ấy lại là bạn thân chí cốt của tôi suốt cuộc đời này. Sau này tôi có thêm những người bạn hữu Công giáo khác. Tất cả đều rất tốt.

Tôi la cà, ăn ngủ dầm dề ở trong các xóm đạo, mà họ biết rõ tôi là thằng "đỏ" nhưng chả hề có ai ghét bỏ hay thù hận gì tôi cả. Ngược lại, tôi được thương và xem như con cháu trong nhà.

Và cũng ngược lại với những gì tôi từng nghe trước đó, sự thật là chả có ai dụ dỗ hay dẫn dụ tôi vô các hoạt động chống phá chính quyền. Vị linh mục đầu tiên mà tôi gặp, là chú ruột của thằng bạn thân tôi nói ở trên, ông dạy tôi về các triết lý đạo đức và dạy tôi cách học ngoại ngữ.

Nhớ lại khi xưa, với những suy nghĩ trẻ con: "Nếu mình mà vào đạo chắc là cool lắm, chắc là giống người Tây Âu lắm".

Từ đầu 2017, tôi thường xuyên đi dự các Thánh lễ Chủ nhật. Tôi rất thích nghe các vị linh mục giảng dạy về đạo lý làm người, về nhân cách sống tốt đẹp, về tình yêu thương nhân loại... Nói thật, ban đầu tôi cũng hơi e ngại sẽ phải nghe những lời bôi xấu chính quyền cách mạng, nhưng tôi chưa từng bao giờ nghe thấy điều nào như vậy trong các buổi Thánh lễ. Điều tôi nghe thấy là những lời giảng dạy về giữ gìn Đức Tin và sống chan hòa yêu thương mọi người.

Chúc mọi người Giáng Sinh An Lành!

Tin liên quan:
✔️ Bạn biết: Tổng thống Trump từng "cò kè điều kiện" để được xuất hiện trong "Ở nhà một mình 2", một phim Giáng sinh?
✔️ Một gia đình đến Hoa Kỳ, đã đoạt giải Hang đá Đẹp nhất 2019 của Toà thánh
✔️ Ý nghĩa tiên trưng chỉ về bí tích Thánh Thể từ máng cỏ Giáng sinh
✔️ Toà thánh trưng bày các hang đá mừng Chúa Giáng sinh đủ kiểu, đủ loại từ khắp nơi trên thế giới

Cù Mai Công

Bài về chủ đề Nhận định:
Về đầu trang