Rất nhiều người có trình độ có kiến thức như bác sỹ, giáo viên, kỹ sư... vẫn mang nặng tâm lý biết ơn chế độ đã cho họ một công việc tốt (dù phải bỏ không ít tiền ra mua,) một thu nhập tốt (dù họ vẫn phải làm vài việc trái lương tâm để có được nó). Họ vui vẻ bằng lòng với cái gọi là "ổn định chính trị" và không cần biết số người chết vì tai nạn giao thông, vì ung thư hàng năm ở Việt Nam cao hơn con số tử vong ở các quốc gia đang có chiến tranh.
Tôi thực sự thấy khó hiểu. Đáng lẽ những người có điều kiện vật chất khá tốt phải là những người khao khát quyền tự do dân chủ nhiều hơn những người khác chứ (cái tháp nhu cầu của ông Maslow bảo thế). Vậy nên tôi đồ rằng cái đó là do tâm thức nô lệ của kẻ bị trị dưới một thể chế độc tài. Người ta quen với việc xin xỏ ban phát và quên mất rằng đấy là những quyền hiển nhiên dành cho con người; không hiểu rằng, với trình độ kiến thức và đóng góp xã hội của họ ở một xã hội tự do dân chủ, thì họ xứng đáng được đãi ngộ tốt hơn nhiều lần với một lương tâm hoàn toàn thanh thản.
Cũng may, những người mang thứ tâm thức nô lệ này đang ngày càng giảm đi, và ta không thể không nói lời cảm ơn Mr. Zuckerberg.
Từ hồi còn làm việc trong hệ thống, tôi đã bắt đầu thấy điều này. Những người dân hiền lành chất phát đến trụ sở công quyền để chứng nhận giấy tờ. Chỉ chứng nhận giấy tờ. Họ không phải tội phạm hay đi đóng phạt gì mà phải sợ hãi. Nhưng, vừa bước chân qua cổng trụ sở là lưng họ tự động cong xuống một chút, có người cong hẳn. Mấy ông bà ở quê còn bỏ dép, bỏ nón, đi khom khom. Bảo vệ cổng còn bắt nạt, còn làm người ta sợ được thì nói gì đến những gương mặt lạnh tanh, những lời nói gằn giọng của những cán bộ bên trong. Nhưng kể cả khi không phải gặp những kẻ cửa quan hống hách, thì thái độ, giọng nói, dáng đi, cách ứng xử của họ vẫn thể hiện sự lo lắng vô thức. Chứng kiến nhiều lần, nó ám ảnh tôi, nhưng tôi không thật hiểu nguyên nhân cho đến khi đọc được những cuốn sách triết học khác ngoài thứ mình được học. Sau, dần dần tôi mới thấy cái cảm thức nô lệ nó không chỉ thể hiện ở cái dáng vẻ bề ngoài của dân đối với chính quyền mà nó đã và tiếp tục đang ăn vào não người ta, lây lan từ người nọ sang người kia, như một con virut. Nhờ Mr. Zuckerberg mà sau này mới thỉnh thoảng chứng kiến sự phản kháng của người dân trước những sai trái của chính quyền, cán bộ quan chức. Nhưng, cần phải làm gì để ngày càng thêm nhiều người hết sợ, nhận ra và vứt bỏ cảm thức nô lệ để làm người đúng nghĩa?
✔️ Một quan điểm là quan điểm chung của ai còn nghĩ mình là con người!
✔️ “Bài ca nhỏ cho Đồng Tâm”, sáng tác mới của nhạc sỹ Đức Tiến
✔️ Những điểm “ngu rực rỡ” trong vụ Đồng Tâm nhưng vẫn cả đống đứa tin…
✔️ “Người khôn ngoan và thiện lương không ai dùng cái bô để đựng cơm bao giờ!”
✔️ Cuộc chiến truyền thông đã bắt đầu, hãy cố gắng bình tĩnh để bảo vệ phẩm giá người yếu thế...
✔️ Bán mạng cho chế độ để được gì?
Bài về chủ đề Khai trí: