Tôi đoán trước: không sớm thì muộn, có ngày ông cũng bị chửi...

Ông Park nhận định, người Việt chỉ yêu chiến thắng chứ chưa chắc yêu bóng đá! Một nhận định xuất sắc! Khá khen ông hiểu người Việt hơn cả người Việt. Không chỉ bóng đá đâu, ông Park ạ. Lĩnh vực nào cũng vậy, từ xung đột trong chiến tranh cho đến hòa bình xây dựng đất nước và vui chơi giải trí. Hễ có chiến thắng là người Việt say sưa yêu hết cỡ, đến mức xem đối thủ bị thua là thù địch để sỉ nhục. Tính nhị nguyên trong não trạng này thấm vào máu người Việt bởi họ không được giáo dục sự tôn trọng đối phương. Source: fb.com/Chumonglong/posts/3308308872516666 fb.com/dangtien1961/posts/620155795433613

Ông Park nhận định, người Việt chỉ yêu chiến thắng chứ chưa chắc yêu bóng đá!

Một nhận định xuất sắc! Khá khen ông hiểu người Việt hơn cả người Việt.

Không chỉ bóng đá đâu, ông Park ạ. Lĩnh vực nào cũng vậy, từ xung đột trong chiến tranh cho đến hòa bình xây dựng đất nước và vui chơi giải trí. Hễ có chiến thắng là người Việt say sưa yêu hết cỡ, đến mức xem đối thủ bị thua là thù địch để sỉ nhục. Tính nhị nguyên trong não trạng này thấm vào máu người Việt bởi họ không được giáo dục sự tôn trọng đối phương.

Tuy nhiên, ông chưa hình dung hết vấn đề. Tôi tiên đoán đến lúc đội quân của ông thất bại, chính ông sẽ thành nạn nhân của tư duy nhị nguyên đó. Từ tôn vinh ông như một anh hùng, người ta sẽ biến ông thành kẻ tội đồ, những kẻ thành kính ông như "cha già" sẽ sỉ nhục ông như tên "giặc già" làm hại cả nền bóng đá vinh quang và yêu quý của họ.

Kẻ nào tôn vinh ông cuồng nhiệt nhất, kẻ đó sẽ chửi ông to nhất và tục tĩu nhất.

Để rồi xem. Bạn nào muốn chửi tôi thì hãy cố kiềm chế, chờ đến cái ngày có kết quả đó nhé. 👀

Chu Mộng Long
🌺 Viết như là cầu mong

Cầu mong U23 hôm nay thua Triều Tiên để mà xách vali về nước. Và để mọi người có thể mở mắt ra rằng thế nước không phụ thuộc gì vào trái bóng trên sân cỏ!

Nó là thế này.

Ông Chu Mộng Long, bạn tôi, vừa đăng một bài về căn tính Việt! Ông cho biết Ngài Pác Hang Seo có nhận xét rằng người Việt Nam chỉ yêu chiến thắng chứ không yêu bóng đá! Ông Chu tán thành nhận xét “sâu sắc” ấy và mở rộng thêm rất sâu về kiểu tư duy “nhị nguyên” của người Việt. Cái kiểu tư duy dẫn đến vô vàn hệ lụy. Bài của Ông Chu, mọi người vào đọc rất dễ. Cho nên tôi không bình luận thêm.

Nhân Ông Chu Mộng Long “gợi ý” tôi xin được nối thêm vài lời.

Trước hết là vài kỷ niệm trong những năm tháng tôi còn tại nhiệm sở.

🔴 Kỉ niệm 1: Trường tôi có giải bóng đá sinh viên truyền thống!

Tất nhiên bề ngoài thì ai ai cũng bảo là để cho nó vui, cho nó khỏe, cho nó có không khí đoàn kết vân vân và mây mây mây. Rất hay. Toàn giảng viên đại học nói thì rất là hay, nhất là giảng viên các ngành xã hội nhân văn!!!

Nhưng có tham dự giải thì mới hay... rằng nó không được hay lắm!

Khoa tôi và một khoa nữa vẫn được coi là “khoa lớn” trong trường! Khoa lớn, khoa nhỏ rõ là kiểu tư duy “đại hán”, “hủ nho” vãi nhụy! Cho nên hai khoa ấy mà không được Giải Nhất thì bị xem là...ô nhục!

Tôi nhớ năm ấy, đội Nam khoa tôi đá xuất thần, đè bẹp các khoa “nhỏ”! Vinh quang lắm! Và trận chung kết Khoa tôi gặp Khoa lớn thứ hai.

Ôi chao ôi là bóng đá! Rất là thư hùng, trống giong cờ mở, cổ động viên hai khoa đông như kiến. Và rất là lạ, mỗi khi có một quả vào lưới là lại vang lên “Như có Bác trong ngày vui đại thắng!” in hệt như đã vang lên ở bên Tàu, bên Phi hay bên Thái hay ở Mỹ Đình. Và rồi phút 90 cũng đến! Khoa Tôi ghi thêm bàn, đánh dấu chấm hết cho Khoa lớn kia!

Và thế là bắt đầu... chửi!

Và thế là bắt đầu... cãi nhau!

Và thế là bắt đầu... xung đột!

Và thế là bắt đầu... thù hận!

Tôi nhớ sinh viên hai khoa chửi nhau cực kỳ... kinh khủng!

Các thầy hai khoa cũng... suýt nữa thì uýnh nhau!

Tại sân chửi nhau đã đành chửi còn lan vào khu ký túc xá.

Chửi tiếp đến tận giảng đường vào mấy ngày sau.

Đúng là “Như có... trong ngày vui đại thắng”!

🔴 Kỷ niệm 2: Ấy là Hội thi nghiệp vụ sư phạm lần thứ nhất.

Lâu lắm rồi nhưng tôi vẫn nhớ khá nhiều. Vì năm ấy giời thù ghét tôi hay sao ý nên tôi được cử là MC. Hai ngày đẫy đứng trên sân khấu và nhìn thấy rất rõ tình cảnh thi – thua – thắng.

Cũng lại bắt đầu bằng những lời rất hoa mĩ hoa hoét và hơi ba hoa.

Và kết thúc cũng lại khoa lớn với khoa lớn...

Năm ấy Khoa tôi cũng được giải nhất. Và tất nhiên lại “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”.

Và khoa lớn khác lại gây sự.

Và lại cãi nhau về việc chấm!

Và lại... cãi nhau.

Sinh viên cãi nhau với sinh viên.

Thầy cô có vẻ cũng xuýt nữa thì... cãi nhau! May phước lần này không... chửi và cũng không... uýnh!

Tôi vô cùng kinh ngạc trước những chuyện như thế!

Có người thì bảo là rất vui.

Có người bảo thế mới gọi là “sinh viên”!

Có người coi đó là kỷ niệm thân thương đáng nhớ!

Còn tôi thì cứ cố mà không tài nào hiểu nổi!

Vì sao lại thế?

Hôm nay tôi đã tìm ra câu trả lời. Nhờ vào cái bài hát “Như có...”

Bài hát được viết vào lúc... quân ta đại thắng quân... thù. Cái quân mà chúng ta từng thề “diệt đế quốc mĩ phá tan bè lũ bán nước” bằng lòng hận thù ngút trời và khối quyết tâm “cầm gươm ôm súng xông tới”! Ơ cái bài hát ấy sao lại vang lên trong trận đấu bóng sinh viên trường tôi? Sao lại vang lên ở Tàu, ở Phi, ở Thái? Phải chăng, khi tham gia thi đấu người Việt ta đồng nhất đối thủ thành kẻ thù cần phải... diệt, giết, phá tan dù đó là đội bóng “khoa lớn” nơi tôi hay các đội bóng cùng bảng? Có lẽ thế.

Và cũng buồn vì thế!

Cho nên, nếu có chiến thắng thì reo hò, hoan hỷ và chè chén rượu thịt ê chề và tiếp tục “Như có... trong ngày vui...”! Còn khi bị thua thì... chửi cho bõ hờn. Nếu có điều kiện thì... uýnh nhau cho nó máu!


Bài về chủ đề Khai trí:
Về đầu trang