Những chiến dịch tuyên truyền của Hitler đã gặp phải sự “phản pháo” quyết liệt từ Đài phát thanh Vatican

“Tin giả” là khái niệm phổ biến trong nền chính trị Mỹ một vài năm gần đây, nhưng có lẽ việc sử dụng các chiến dịch tuyên truyền đã là một chuyện không mới mẻ gì trong lịch sử các mối quan hệ quốc tế. Đó là một công cụ được Đảng Quốc Xã Đức sử dụng khi Hitler chiếm đóng nhiều vùng ở Châu âu khoảng giữa năm 1939 và 1945. Giờ đây sau 75 năm chấm dứt Thế chiến II, một học giả đã mô tả chi tiết sự kiện, các loại “tin tức giả” của phát-xít đã bị “phản pháo” ra sao, và theo nhiều cách thức quyết liệt như thế nào — bởi một nguồn tin tức khác trên lục địa Châu âu: Đài phát thanh Vatican.

Các đợt phá sóng (jamming) của phát-xít điên cuồng đến độ, Đài phát thanh Vatican phải nhiều lần thay đổi băng tần phát sóng.

“Tin giả” là khái niệm phổ biến trong nền chính trị Mỹ một vài năm gần đây, nhưng có lẽ việc sử dụng các chiến dịch tuyên truyền đã là một chuyện không mới mẻ gì trong lịch sử các mối quan hệ quốc tế. Đó là một công cụ được Đảng Quốc Xã Đức sử dụng khi Hitler chiếm đóng nhiều vùng ở Châu âu khoảng giữa năm 1939 và 1945.

Giờ đây sau 75 năm chấm dứt Thế chiến II, một học giả đã mô tả chi tiết sự kiện, các loại “tin tức giả” của phát-xít đã bị “phản pháo” ra sao, và theo nhiều cách thức quyết liệt như thế nào — bởi một nguồn tin tức khác trên lục địa Châu âu: Đài phát thanh Vatican.

Học giả Nathan Morley, tác giả của cuốn sách Radio Hitler: Nazi Airwaves in the Second World War, mới được phát hành hồi Tháng Tám, đã cho biết, “Tầm phủ sóng của Đài phát thanh Vatican rất rộng.” “Có chương trình tin tức hàng ngày, cho biết tình hình chiến cuộc đầy tang thương, bên cạnh đó là chương trình ‘bàn tròn’ thảo luận được phát bằng tiếng Anh tới Ấn Độ, Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và khu vực Trung Đông. Đầu năm 1940, một báo cáo được phát trên Đài phát thanh Vatican trình bày ‘những tàn ác khủng khiếp và không thể chấp nhận được” mà các công dân Ba Lan phải chịu dưới ách phát-xít. Bản báo cáo này dĩ nhiên khiến [Joseph Goebbels, bộ trưởng Bộ Tuyên truyền của Hitler] và các tên đầu xỏ phát-xít khác điên tiết lên.”

Trong một cuộc phóng viên với hãng tin Crux, học giả cho biết, “Năm sau đó, Đài phát thanh Vatican lên án các viên chức phát-xít đã có những hành động đàn áp Công giáo vùng Alsace Lorraine và các khu vực bị chiếm đóng khác tại Pháp.” “Không có gì khó hiểu, đài đã bị phá sóng rất mạnh… Và khi bị phá quá, Đài phát thanh Vatican đã phải thay đổi băng tần.”

Học giả Morley còn cho biết, phát-xít tiến hành việc phát thanh tuyên truyền trên toàn Châu Âu, khu vực Quần đảo Anh (British Isles), vùng Trung Đông và thậm chí cả Hoa Kỳ nữa. Và chúng thường giả giọng là yêu Chúa mến đạo nhắm khơi gợi, thu hút thiện cảm của các thính giả ngoại quốc.

Học giả đang sống đảo Síp, ký giả Moreley cho biết, “Thật là quái chiêu, trong các chương trình phát sóng ra nước ngoài, bọn phát-xít ra vẻ ủng hộ Giáo hội, đặc biệt là sau trận Stalingrad.” “Bọn chúng cố gắng thu nạp sự ủng hộ của các cộng đồng Mỹ Châu, bằng cách khơi gợi cảm tình tôn giáo nơi họ. Một chương trình dành riêng cho Aixơlen — gọi là chương trình tiếng Xentơ — do giáo sư Muhlhusen, chủ tịch viện nghiên cứu Xentơ ở đại học Berlin, giữ vai chủ nhiệm, thường ra rả những lời thống thiết rằng ‘phát-xít thì mến Chúa sùng đạo” và các lãnh đạo phát-xít rất mộ mến Giáo hội Công giáo.”

Theo học giả này, Goebbels đã cài cắm một nữ ký giả người Mỹ tên là Jane Anderson, với nhiệm vụ gây cảm tình nơi các tín hữu Công giáo tại Hoa Kỳ. Anderson sử dụng câu khẩu quyết, “Các bạn nên nhớ những người cấp tiến ở Mỹ cũng ăn cốm bắp Kellogg và nghe câu chuyện bằng cả hai tai nhé!” (ND: Kellogg’s Corn Flakes, cốm bắp Kellogg là một loại cốm bắp, cốm ngô lâu đời [1894], bình dân, phổ thông ở Mỹ).

Ký giả cho biết, “Cô ta đã ví việc xâm chiếm nước Nga năm 1941 với một cuộc thánh chiến nhận được sự ủng hộ của 50 triệu tín hữu thuộc Giáo hội Công giáo tại Đức — dĩ nhiên, những tín hữu này vẫn bị Hitler o ép, bách hại, ngay từ năm 1933 cơ. Cô này khẳng định: các tín hữu Công giáo đoàn kết như một để chống Nga. ‘Giáo hội Công giáo Đức sẽ ủng hộ Führer bằng lời nói lẫn hành động trong cuộc thánh chiến chống lại các kẻ thù cộng sản của thế giới Kitô giáo.’”

Phát-xít cũng dựng các kênh phát thanh trá hình, một trong số đó, ra vẻ như thể nó được phát từ nội địa khu vực Quần đảo Anh (British Isles), nó được gán cho một cái tên là “Christian Peace Station” và xuất hiện như thể một tông đồ của an bình vậy.

Ký giả Morley cho biết, “Có lần kênh phát thanh này kết án những người phụ nữ làm việc trong các nhà máy sản xuất vũ khí, là những kẻ phạm phải tội chống lại Thiên Chúa.” “Các buổi phát thường kết thúc bằng các bản thánh ca hay phút cầu nguyện.”

Thế nhưng chẳng có kênh phát sóng nào đủ tầm để có thể đối trọng lại với Đài phát thanh Vatican, và Goebbels bực mình đến độ, hắn ra lệnh hàng ngày phải ghi lại cho hắn những nội dung được phát sóng của đài.

Học giả Morley nói với hãng tin Crux, “Hắn thật sự không thể hiểu được, làm thế nào mà một đài phát thanh độc lập lại có thể phát sóng được từ nơi, mà hắn coi là thủ đô của một đồng minh lớn nhất của nước Đức,” tức là chế độ phát-xít Mussolini. “Toàn bộ quy trình hoạt động của Đài phát thanh Vatican là một cái gì đó quá khó hiểu đối với hắn.”

Đài phát thanh Vatican được chính thức khai sóng vào ngày 12 Tháng Hai 1931, với thông điệp truyền thanh đầu tiên của một giáo hoàng được phát đi, là đức Piô XI.

Vatican News cho biết, sự kiện này diễn ra, hai năm sau ngày Quốc gia Thành Vatican (Vatican City State) được khai sinh ngày 11 Tháng Hai 1929, sau việc ký kết Hiệp ước Lateran giữa Toà thánh và Vương quốc Ý. “Chỉ 4 ngày sau khi thành lập Quốc gia Thành Vatican, đức Piô XI đã chỉ định kỹ sư đầu ngành được sinh tại Ý, Guglielmo Marconi, thiết lập một đài phát thanh bên trong quốc gia mới mẻ này.” “Thông điệp đầu tiên được Đài phát thanh Vatican gửi đi vào ngày 12 Tháng Hai 1931, thật ra là một thông điệp bằng mã Morse.”

Toà thánh nhìn thấy trước nhu cầu tiếp cận với các tín hữu Công giáo và những người có thiện chí đang sống dưới các thể chế như chế độ Xã hội Quốc gia.

“Để mở lời một cách tiện lợi bất chấp các biên giới, trong một thời đại chủ nghĩa độc tài, cực quyền đang tràn lan — chủ nghĩa Bônsêvíc ở phía Đông, chủ nghĩa quốc xã, chủ nghĩa phát-xít đã đến gần”, cựu phát ngôn viên của Toà thánh, Federico Lombardi nói với trang tin Rome Reports năm 2011. “Có thể tiện lợi ngỏ lời với mọi người trên khắp thế giới, đặc biệt, với những giáo hội đang khó khăn, bị bách hại, đang ở trong những tình cảnh hiểm nguy sống còn.”

Rome Reports cho biết, trong Thế chiến II, Đài phát thanh Vatican đã gửi 250.000 thông điệp tới các tù binh chiến tranh từ các gia đình của họ.

John Burger
Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org

Bài từ Nhóm Phiên dịch Mai Khôi:
Về đầu trang