Tiếng Trung Quốc, một biến thể suy thoái của tiếng Việt

Cho đến nay, trong giáo trình của các đại học hàng đầu thế giới vẫn ghi con số tròn trĩnh: “Tiếng Việt Nam vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ Trung Quốc.” Đó là đòn trời giáng đánh vào lịch sử, văn hóa, vào phẩm giá danh dự của tộc Việt. Nhưng không ai ngờ rằng đó là một trong những sai lầm nghiêm trọng của phương Tây trên con đường “khai hóa” phương Đông. Source: https://basamnguyenhuuvinh.wordpress.com/2020/02/16/430-tieng-trung-quoc-mot-bien-the-suy-thoai-cua-tieng-viet/

Năm 1838, tác giả cuốn Nam Việt-Dương Hiệp Tự vị (Dictionarium Annamitico-Latinum), Giám mục Taberd tuyên bố: “Tiếng Annam là một dạng suy thoái của ngôn ngữ Hán.”

Năm 1912, trong công trình “Các nghiên cứu về ngữ âm lịch sử của tiếng An Nam” (Etudes sur la phonétique historique de la langue annamite: Les initiales), Viện sỹ Henri Maspéro khẳng định, tiếng Việt vay mượn khoảng 75% từ ngôn ngữ Hán.

Có người đề xuất ý kiến xác lập họ ngôn ngữ Annam đã bị phản bác với lý do: “Không xứng đáng vì vay mượn quá nhiều từ nước ngoài.” Ý tưởng này được thay bằng họ ngôn ngữ Môn-Khmer.

Hơn nửa thế kỷ, các học giả tiên phong như Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố… đã học theo để dạy cho lớp lớp con dân Việt. Những lời lẽ có gang có thép của các học giả danh tiếng đã chi phối lâu dài học thuật nhân loại.

Cho đến nay, trong giáo trình của các đại học hàng đầu thế giới vẫn ghi con số tròn trĩnh: “Tiếng Việt Nam vay mượn khoảng 60% từ ngôn ngữ Trung Quốc.” Đó là đòn trời giáng đánh vào lịch sử, văn hóa, vào phẩm giá danh dự của tộc Việt. Nhưng không ai ngờ rằng đó là một trong những sai lầm nghiêm trọng của phương Tây trên con đường “khai hóa” phương Đông.

Trong 20 năm đầu của thế kỷ XX, khoa học cho thấy sự thật ngược lại: Tiếng Việt là chủ thể làm nên ngôn ngữ Trung Hoa. Con người và tiếng nói Trung Quốc được hình thành theo quá trình như sau: 40.000 năm trước, người Việt cổ mà chủ yếu là người Lạc Việt chủng Indonesian từ Việt Nam đi lên chiếm lĩnh vùng đất Quảng Đông ngày nay. Tại đây người Việt tăng nhân số rồi lan tỏa ra toàn bộ Hoa lục. 9000 năm trước xây dựng văn hóa Giả Hồ, 7000 năm trước xây dựng văn hóa Ngưỡng Thiều trên lưu vực Hoàng Hà… Với một nghĩa nào đó thì người Quảng Đông là tổ tiên của người Trung Quốc. Lẽ đương nhiên, tiếng Quang Đông (mà gốc là tiếng Thanh-Nghệ) là nguồn cội của tiếng nói Trung Quốc. Do vậy, tiếng Việt Quảng Đông cũng thăng trầm cùng với lịch sử Trung Quốc.

Năm 2698 TCN, người Mông Cổ do Hiên Viên dẫn đầu đánh chiếm miền Trung Hoàng Hà của người Việt, lập nhà nước Hoàng Đế. Tuy chiến thắng quân sự nhưng do nhân số ít và văn hóa kém phát triển, người Mông Cổ bị người Việt đông đảo đồng hóa cả về máu huyết lẫn văn hóa, trong đó nổi bật là tiếng nói. Người Mông Cổ học tiếng nói phong phú của người Việt.

Nhưng là người cai trị, họ buộc dân bản địa phải nói theo cách nói Mông Cổ với thành phần phụ (tính từ, trạng từ) đứng trước. Thành phần chính (danh từ, động từ) đứng sau. Mặt khác, do cấu tạo của thanh quản, người Mông Cổ không phát âm được một số âm và âm tiết, như âm “b”, “đ”, “v”, “r” rung, “ng”, “nh” v.v… nên buộc phải nói ngọng tiếng Việt. Kẻ thống trị áp đặt cách nói ngọng lên xã hội khiến cho toàn bộ cư dân vương triều cùng nói ngọng.

Theo dòng chảy lịch sử, từ sau thời Chu, nhiều triệu dân Hung Nô, Tiên Ti từ phía bắc tràn vào Trung Quốc, khiến cho ngôn ngữ biến chuyển theo tiếng nói các sắc dân phía Bắc. Tới thời Đường, do tiếng nói các vùng trong đất nước quá khác biệt tới mức không hiểu được nhau nên triều đình buộc các viên quan khi lâm triều phải nói tiếng của kinh đô Tràng An. Dân gian gọi là tiếng nói của vua quan và lần đầu tiên thuật ngữ quan thoại ra đời.

Quan thoại thời Đường được gọi là Đường âm. Sau thời Đường là sự thống trị lâu dài của người Mông Cổ rồi Mãn Thanh khiến cho tiếng nói Trung Quốc ngày càng xa gốc Việt để gần hơn tiếng nói của dân phương Bắc. Đến thời nhà Thanh, tiếng người Mãn Thanh nói ở Bắc Kinh được dùng làm quan thoại, gọi là Mandarin. Madarin (nói trại của Mãn đại nhân) là dấu ấn của một thời nô lệ. Thật sự, đó giọng người nước ngoài nói ngọng tiếng Trung Quốc, bị áp đặt thành tiếng nói chính thức của dân tộc Trung Hoa.

Như vậy, trải gần 5000 năm, tiếng Trung Quốc từ tiếng Việt ban đầu trở thành quan thoại như ngày nay. Đó là quá trình thoái hóa liên tục, thể hiện trên các mặt:

1. Nghèo hóa.


a. Nghèo về từ vựng

Ta biết, tiếng Lạc Việt cũng như mọi ngôn ngữ từ tổ tiên châu Phi khác, đều đa âm và không thanh điệu. Ban đầu tiếng Việt Quảng Đông cũng như vậy và đó cũng là tiếng nói của dân cư lưu vực Hoàng Hà. Nhưng khi chế tác chữ vuông, do chữ vuông đơn lập, mỗi chữ chỉ ghi được một âm nên những tiếng muốn được ký tự buộc phải bỏ bớt phần phụ như blời phải bỏ b để thành lời => trời => thiên; krong phải bỏ bớt k để thành rong: rồng, long… Mặt khác tiếng nói có từ lâu nên rất nhiều còn chữ làm ra lại ít nên không đủ chữ ký âm hết tiếng nói khiến cho một số tiếng không được ký tự, chỉ được dùng truyền miệng trong dân gian. Lâu dần những tiếng như vậy bị rơi rụng. Người ta thống kê được khoảng 30% từ vựng gốc Việt ở lưu vực Hoàng Hà bị biến mất.

b. Nghèo về âm điệu

Tiếng Việt trên Hoa lục liên tục chuyển hóa từ đa âm, vô thanh sang đơn âm hữu thanh. Căn cứ vào sách Thuyết văn giải tự là cuốn tự điển tiếng Việt đầu tiên được soạn vào triều Hán thì ở thời điểm này, tiếng Việt có sáu thanh. Cho tới thời Đường, khi Đường âm ra đời và được mang sang dạy ở Việt Nam thì Đường âm (ở Việt Nam được gọi là chữ Nho) vẫn có sáu thanh điệu. Nhưng quan thoại Bắc Kinh hiện nay chỉ còn bốn thanh điệu. Do số thanh điệu giảm nên khoảng cách giữa các từ thu hẹp khiến cho tiếng Trung Quốc có nhiều từ đồng âm, khi nói rất khó phân biệt.

2. Ngọng hóa


Cho đến đời Hán, khi cuốn Thuyết văn giải tự ra đời, tiếng nói của người Trung Quốc vẫn là tiếng Việt chuẩn, được gọi là Nhã ngữ (tiếng nói thanh nhã). Đến thời Đường, với Đường âm, thì tiếng nói vùng kinh đô Tràng An vẫn là tiếng Việt chuẩn. Nhưng sau đó, do dân phương Bắc tràn vào và nhất là sau thời đô hộ của người Nguyên, Thanh, người Trung Quốc buộc phải nói theo quan thoại Mandarin. Nếu quan thoại thời Đường là tiếng Việt chuẩn của kinh đô Tràng An thì quan thoại Bắc Kinh là cách nói ngọng tiếng Việt của người ngoại quốc được áp đặt cho toàn dân Trung Quốc nói theo.

Như vậy, về thực chất, tiếng Trung Quốc ngày nay là sự ngọng nghịu, méo mó xấu đi của tiếng Việt.

3. Bất tiện hóa


Quy luật sinh tồn của ngôn ngữ là có sinh và có diệt: có chữ mất đi và chữ mới ra đời. Nhưng chữ Trung Quốc là chữ đơn lập, không ghép vần, nên việc chế ra chữ mới cực kỳ khó. Để thích ứng với điều này, người Trung Quốc buộc phải dùng từ đồng âm là dùng một chữ để ghi nhiều tiếng khác nhau. Việc này khiến cho một từ có rất nhiều nghĩa khiến cho người nghe không hiểu đúng ý người nói. Nhiều khi phải viết ra mới hiểu được nhau.
“Thống kê chữ đồng âm khác nghĩa trong Tự điển Tân Hoa bản thứ 10, chúng tôi thấy 10.000 đơn tự trong sách chỉ có cả thảy 415 âm tiết (không xét thanh điệu), trong đó 22 âm tiết có 1 chữ; còn lại 393 âm tiết có nhiều chữ khác tự hình, khác nghĩa. Tổng số chữ Hán khoảng 80-100 nghìn; đem chia cho 393, suy ra mỗi âm tiết có hàng chục chữ đồng âm. Như [yi] có 135 chữ, [xi] – 123, [ji] – 122, [yu] – 118, [fu] – 98… Nếu dùng 'Từ Hải' để thống kê, do sách có gần 20 nghìn đơn tự nên riêng âm [yì] (thanh điệu huyền) đã có 195 chữ đồng âm [SĐD tr.442]. Thật bất tiện khi nghe hoặc khi đánh máy một âm [yì], phải từ 195 chữ chọn ra một chữ cần thiết.” (1)
Mặt khác, để tạo từ mới phải đùng cách đa âm hóa, làm ra những từ có hai đến ba chữ. Điều này khiến cho câu văn dài dòng. Thể hiện rõ nhất là khi lồng tiếng cho phim Hồng Kông. Người Hồng Kông nói tiếng Quảng Đông nên chỉ cần 10 từ là đủ ý. Khi chuyển sang tiếng Bắc Kinh, phải dùng đến 14 – 15 từ, buộc người biên tập phải cắt bớt để cho lời thoại phù hợp với nhịp của miệng diễn viên.

Trong khi đó ở Việt Nam, do giữ được chữ Nho và Đường âm nên bảo tồn được toàn bộ tiếng nói của người Việt ở thời Đường. Mặt khác, do sáng tạo ra chữ Nôm nên Việt Nam cũng giữ được hầu hết những tiếng không được ký tự bằng chữ Nho, không để mai một. Do có chữ quốc ngữ là chữ ghép vần nên người Việt ghi chép được tất cả mọi tiếng Việt. Tiếng Việt cũng giữ được sáu thanh. Nhờ vậy, tiếng Việt không chỉ phong phú về từ vựng mà còn giầu về âm điệu, với sức biểu cảm lớn, xứng đáng là mẹ của các ngôn ngữ phương Đông (L’Annamite mère des langues) như đề xuất của nhà ngôn ngữ Henri Frey từ cuối thế kỷ XIX.

Kết luận


Từ giữa thế kỷ XIX, học giả phương Tây đem nhiều công sức khảo cứu lịch sử văn hóa phương Đông. Tuy nhiên, do nhận định rằng dân cư châu Á là do người Đứng thẳng Homo pekinensis sinh ra nên Trung Hoa là trung tâm phát tích của con người và văn hóa phương Đông. Con người và văn hóa Việt Nam là sản phẩm đồng hóa của Trung Hoa. Kết quả là tiếng Việt vay mượn hơn 70% ngôn ngữ Trung Hoa… Những tri thức sai lầm như vậy đã định hình trong bộ nhớ của nhân loại.

Tuy nhiên, sang thế kỷ XXI, khoa học khám phá sự thật ngược lại: người từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa và xây dựng ở đó nền văn minh phương Đông rực rỡ. Do người Việt sinh ra dân cư Trung Hoa nên tiếng Việt là chủ thể của tiếng nói Trung Hoa, chữ Việt là chủ thể làm nên chữ viết Trung Hoa… Đúng là, theo thống kê, trong tiếng Việt có 70% tiếng Hán. Nhưng thực tế, đó là những tiếng Việt được ký tự nên tồn tại trên đất Trung Hoa. Tiếng Việt Nam bảo tồn được toàn bộ 100% tiếng nói của người Việt, trong đó có 70% tiếng mà người Trung Quốc giữ được cùng 30% tiếng mà người Trung Quốc đã đánh mất!

Ngôn ngữ học do các học giả phương Tây xây dựng đã giúp rất nhiều cho khoa học ngôn ngữ phương Đông. Tuy nhiên, sai lầm của nó cũng vô cùng lớn khi xác định sai, nguồn gốc cũng như mối quan hệ giữa các ngữ trong khu vực. Những cái được gọi là gia đình ngôn ngữ Hán-Tạng, Môn-Khmer… không phù hợp thực tế. Hy vọng rằng, nhân loại, trong đó người Việt Nam, sẽ sớm khảo cứu lại ngôn ngữ phương Đông để trả lại vai trò mẹ các ngữ (mère des langues) cho tiếng Việt!

Sài Gòn, Xuân Canh Tý
Hà Văn Thùy

Tài liệu tham khảo: 1. Lạm bàn về tính ghi ý của chữ Hán (Nhân đọc “Nghiên cứu chữ Hán hiện đại của thế kỷ XX”).

Bài về chủ đề Nghiên cứu:
Về đầu trang