Nhà cổ và văn hoá kẻ hậu sanh

Có nhiều người chủ nhà cổ than phiền về những người khách không mời mà tới, giữa trưa một đám kêu cửa xin vào tham quan, chẳng từ chối đặng vì họ nói "nghiên cứu cái xưa" nên cho vô, nhưng chủ nhà rất bực bội, họ ồn ào, đi tới đi lui, ngó suồng sã nơi sinh hoạt gia đình, cái bực hơn là mượn buồng thay đồ đặng chụp hình, ỏng a ỏng ẹo, chụp trước bàn thờ mà quay đít vô, ngồi giữa nhà, dộng khu đĩ ngay bộ bàn của gia chủ như thể là chủ nhà vậy. Source: fb.com/binh.an8791/posts/1766127763524988
Có nhiều người chủ nhà cổ than phiền về những người khách không mời mà tới, giữa trưa một đám kêu cửa xin vào tham quan, chẳng từ chối đặng vì họ nói "nghiên cứu cái xưa" nên cho vô, nhưng chủ nhà rất bực bội, họ ồn ào, đi tới đi lui, ngó suồng sã nơi sinh hoạt gia đình, cái bực hơn là mượn buồng thay đồ đặng chụp hình, ỏng a ỏng ẹo, chụp trước bàn thờ mà quay đít vô, ngồi giữa nhà, dộng khu đĩ ngay bộ bàn của gia chủ như thể là chủ nhà vậy.



Chưa kể còn bị mất đồ, nhà cổ và đổ cổ, hó hé là mất tiêu cái này cái kia, chưa kể họ mạnh tay, không ngó là mẻ cái này, sứt cái kia. Áo xanh đỏ, tím vàng, đen, trắng, áo xống phất phơ, tự nâng mình lên kiểu hạ hạ.

Tui nói rằng, đó là những kẻ 'diễn' trong một tuồng hát bội thôi, nghiên cứu hay có lòng với ông cha cái gì đâu. Lúc nào họ cũng tôn cái tôi, cái bản mặt của họ lên, cái nhà, cái mả cổ, cái đình cổ, cái nền cổ chỉ là cái nền, cái phông cho họ nâng họ lên. Câu like là nó.

Đó là những kẻ cầu danh ở mức độ bình dân học vụ. Những cái mặt vô duyên phá nát cảnh xưa của công trình. Người có lòng với dân tộc, với cha ông, người có đọc Dịch, đọc Đạo Đức kinh, đọc Khổng Thánh sẽ biết hạ cái tôi mình xuống, nâng cái 'xưa' lên trên, bản thân mình có ra gì so với cái đồ sộ của tiền nhơn để lại.

Thành ra nhà nghiên cứu thiệt không bao giờ, hoặc ít khi ló cái mặt vô tấm hình chụp những công trình cổ, ló vô nó vô duyên thúi, có khi chụp một tấm ở góc khiêm tốn nào đó kỷ niệm rồi thôi, nhưng cũng ít khoe, người ta toàn tâm toàn ý nâng công trình cổ lên cho nó sáng chói ở cái tĩnh của nó.

Cái bản mặt có đẹp đâu, cái danh có thơm đâu mà ngóc ngách nào cũng ló cái bản mặt vô đặng át luôn cái nền xưa cũ của công trình. Đứng trước cái mả làm dáng, hóa ra miệt thị người chết chứ không phải vinh danh đâu. Có lòng đốt nhang thì làm trò chi vậy? Đưa hình ra chứng minh tui đi thăm mả à? Vậy hàng vạn người đã đi thăm mà không hề chụp hình thì sao?

Đừng tưởng gạch đá, vôi cát, cây cũ, ngói rêu nó không biết gì, nó có hồn đó, càng xưa càng có hồn, cái hồn linh thiêng của quá khứ. Cái nhà bao thế hệ, khi còn sống con đàn cháu đống, khi chết đi hồn vía phảng phất, hơi người, mồ hôi, máu thịt, tiếng cười của người xưa còn đâu đó. Nó thành cái tinh khí lòng vòng cái nhà cổ.

Người đàng hoàng là người biết tôn trọng cái hồn an nhiên đó của quá khứ, phong cách sống của con người không chỉ phụ thuộc vào trình độ hiểu biết mà còn chịu ảnh hưởng không ít đến ý thức đạo đức, tác phong, thái độ. Một con người ăn mặc đẹp, sang trọng có khi là con người đứng đắn, tử tế.

Nhưng cũng có người bề ngoài thì tuyệt diệu, áo xống thõng thượt nhưng phẩm chất thì tầm thường, thậm chí tồi tệ. Rõ ràng không thể lấy hình thức mà che đậy nội dung, không thể lấy bề ngoài mà đánh lừa được thiên hạ, mà cải tạo được cái bên trong rỗng tuếch, thúi nát. Đâu phải mặc cái áo dài là có thể thông công với hết thảy tiền nhơn rồi ép họ phải làm nền cho màn diễn lố lăng của mình.

Phong trào cổ phong đã tạo ra vô số kẻ như thế, áo dài, ngồi bẹp dái xuống đất uống trà, tay viết vài câu chữ nguệch ngoạc, miệng nói vài câu không ai hiểu, viết những triết lý lộn xộn, lâu lâu kiếm nhà cổ, đình chùa ưỡn ẹo làm vài tấm hình, vậy là có lòng với cái xưa.

Còn con nít đú đởn không chấp, đằng này có nhiều thằng già đầu, cái mặt nhăn nhúm còn hơn táo Tàu.

Kìa ai lào lạo ngoài da
Mà trong rỗng tuếch như hoa muống rừng.


Ai cho phép vô nhà người ta rồi nhảy lên bàn giữa, chà mông lên bộ ghế cổ giữa nhà trước bàn thờ ngồi làm dáng chụp hình? Cái bàn của ông cố, ông sơ người ta, chỉ có khách quý mới tiếp. Diễn à? tính làm ông hội đồng, ông bá hộ kiểu chủ nhà à? Cái này là vô ý vô tứ, vô phép, con nhà không được giáo dục.

Đâu phải nhà của mình, thấy sang bắt quàn làm họ à? Nhớ cách đây không lâu um sùm chuyện bên Hồng Kông, trong lúc vui chơi tại quảng trường Piazza di Spagna bên Ý cô Trần Nhược Nghi là vợ ca sĩ Lâm Chí Dĩnh đã ngồi xuống bậc thang cổ tạo dáng để ông xã chụp và chia sẻ lên trang cá nhân. Thế nhưng, người ta đã lên án vợ chồng Lâm Chí Dĩnh, Lâm Chí Dĩnh lên tiếng xin lỗi sau đó.

Ông Vương Hồng Sển khi còn sống rất phép tắc, khách quan chức cao, trí thức có tiếng ông tiếp trên bộ bàn giữa nhà trên phòng khách trước bàn thờ, khách cấp thấp ông tiếp nhà sau, khách không mời mà tới ông bắt đứng ngoài, ông đứng trong cửa sổ mà nói chuyện.

Tui rất ý tứ, vô nhà người ta, chưa mời không dám ngồi, có ngồi cũng không dám làm dáng kiểu chủ nhà. Không bước tới bàn thờ nhà người ta, không dòm vô nhà sau, buồng ngủ nhà người ta, không đi đứng lung tung dòm ngó nhà người ta.

Xác định rõ, đó là nhà người ta chứ không phải nhà mình, có ló mặt vô chụp vài tấm thì thể hiện nó là nhà mình hay sao? Nhà mình là cái chòi lá, chòi vịt cũng là nhà của mình.

Sơn Nam còn sống hay nói "Con nít bây giờ nó hỗn hào quá". Nói thì nói khó tánh, nói nhiều, có nuôi nó đâu nói hoài. Nhưng phải nói, nói cho những bạn trẻ khác biết đặng mà tránh.

Và nhà tui đã hơn 1 năm đóng cửa, không tiếp khách chụp hình, tiếp bạn bè hội nhóm gì hết, những người không có ý thức gây xáo trộn sự sinh hoạt gia đình và nơi nhà giữa tôn nghiêm thờ phượng. Chỉ tiếp khách được mời mà thôi. Từ khi phong trào cổ phong ra đời, các bạn trẻ bận lố lăng làm mất giá trị hình tượng của Áo dài nên sau này tui cũng ít dám bận, nghe tới Áo dài là nản.

Yêu xứ sở là ý thức và chạnh lòng, rồi suy nghĩ ra cách thức làm cho xứ sở mình tồn tại, ý thức chánh trị, quyền lợi, học cái hay cái tốt của người xưa, đó là triết lý của tiền nhơn để lại. Chứ yêu xứ sở không bằng diễn nhé các bạn trẻ.

Petrus Tran
Bài về chủ đề Giới trẻ:
Về đầu trang