Tại sao người Công giáo không ăn thịt vào các ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay, nhưng lại được ăn cá?

Bạn biết đấy, nếu bạn sống trong một thành phố toàn tòng Công giáo, trong Mùa Chay, các nhà hàng và các quảng cáo chỉ có một món duy nhất trong thực đơn: cá! Thậm chí tôi còn thấy trên các tờ rơi (flier) của các chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh (fast-food), còn vạch rõ ra, lưu ý đâu là Thứ Tư Lễ Tro nữa! Tự nhiên ai cũng quan tâm đến các mùa phụng vụ của Giáo hội vậy ta! Vậy tại sao Giáo hội hướng dẫn các tín hữu Công giáo kiêng thịt các ngày Thứ Sáu (cũng như Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh), nhưng lại chấp nhận cho họ ăn cá? Nghe kỳ kỳ nha!

Và vì sao trong thực đơn lại thay bằng món cá.

Bạn biết đấy, nếu bạn sống trong một thành phố toàn tòng Công giáo, trong Mùa Chay, các nhà hàng và các quảng cáo chỉ có một món duy nhất trong thực đơn: cá! Thậm chí tôi còn thấy trên các tờ rơi (flier) của các chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh (fast-food), còn vạch rõ ra, lưu ý đâu là Thứ Tư Lễ Tro nữa! Tự nhiên ai cũng quan tâm đến các mùa phụng vụ của Giáo hội vậy ta!

Vậy tại sao Giáo hội hướng dẫn các tín hữu Công giáo kiêng thịt các ngày Thứ Sáu (cũng như Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh), nhưng lại chấp nhận cho họ ăn cá? Nghe kỳ kỳ nha!

Trước tiên, chúng ta nên đặt ra câu hỏi, “tại sao lại là Thứ Sáu?” Trang của Hội đồng giám mục Mỹ (USCCB) giải thích ngắn gọn thế này:
Người Công giáo theo truyền thống từ rất lâu đời, đã dành riêng ngày Thứ Sáu là ngày để thực hành việc sám hối, đền tội, qua đó họ sẵn lòng chịu đau khổ cùng với Đức Kitô hầu mong một ngày họ sẽ được hiển ngự cùng với Người. Đấy là cốt lõi của truyền thống kiêng thịt ngày Thứ Sáu, và dựa vào đó mà truyền thống này đã được giữ trong Giáo hội Công giáo thánh thiện.

Truyền thống cho rằng Đức Giêsu Kitô chịu khổ nạn, chịu chết trên cây thập giá vào ngày Thứ Sáu, do vậy, các Kitô hữu ngay từ đầu đã dành riêng ngày này để liên kết những đau khổ của họ với Đức Giêsu. Điều này đã đưa đến việc Giáo hội nhận các Thứ Sáu là đều là “Thứ Sáu Tốt Lành” cả, và trong ngày này các Kitô hữu có thể tưởng nhớ đến cuộc thương khó của Đức Kitô bằng việc dâng lên một việc hãm mình nào đó. Trong phần lớn lịch sử Giáo hội, thịt được chọn như một hiến lễ có giá trị vì nó gắn liền với các ngày đại lễ và lễ hội. Trong hầu hết các nền văn hoá cổ, thịt được coi như món cao lương mỹ vị và “con bê béo” sẽ không bị giết nếu không có lễ mừng gì đó. Vì Thứ Sáu được coi là ngày sám hối, hãm mình khổ chế, ăn thịt ngày Thứ Sáu để “mừng” cái chết của Đức Kitô, xem ra không thích hợp.

Nhưng tại sao cá lại không được coi là “thịt”?

Luật Giáo hội xác định việc kiêng thịt là kiêng các “con thú trên mặt đất”.
Luật kiêng thịt xác định thịt là thịt chỉ của những giống vật như gà, bò, cừu hay lợn — tức là tất cả những giống vật sống trên mặt đất. Chim muông cũng được kể là thịt.

Bên cạnh đó, cá thì không được xếp xếp loại như vậy.
Cá được xếp là một loài động vật khác. Các giống cá nước mặn và nước ngọt, các động vật lưỡng cư, các loài bò sát (động vật máu lạnh) các loài tôm, cua, ốc vẹm… thì được phép ăn.

Từ Latinh được dùng để mô tả thứ “thịt” không được phép ăn trong ngày Thứ Sáu là từ carnis, chỉ riêng về “thịt của các thú vật” và không bao giờ hàm nghĩa là cá vào trong đó. Bên cạnh đó, cá trong các nền văn hoá này không được xem là món ăn “long trọng, lễ hội”, nhưng là một món ăn khổ hạnh mà thôi.

Nền văn hoá hiện nay của chúng ta thì khác biệt rất nhiều, vì thịt nói chung được coi là món ít mắc tiền hơn trong thực đơn, và thịt cũng không còn mối liên hệ có tính văn hoá nào với các đại lễ, hay lễ mừng nữa. Đây là lý do nhiều người cảm thấy bối rối về các quy định, đặc biệt là những ai vốn ưa ăn cá và không coi đó là một việc hãm mình, khổ chế gì cả.

Nói tóm lại, Giáo hội muốn khích lệ các tín hữu thành tâm thi hành một việc hy sinh để dâng lên Chúa, và kết hợp những khổ đau của mình với những thống khổ mà Đức Kitô phải chịu trên thập giá. Các món thịt như đã được xác định chỉ là việc hãm mình rất cơ bản, quan trọng là bạn không nên quên mất ý hướng được đặt để nơi quy định này. Ví dụ, quy định ấy không đồng nghĩa với việc, bạn cứ thoải mái xơi tôm hùm tì tì vào các buổi tối Thứ Sáu trong Mùa Chay. Mấu chốt vấn đề là, thi hành một việc hy sinh, để giúp một người đến gần Đức Kitô hơn, đến gần Đấng vì yêu chúng ta, đã hiến dâng lên hiến lễ tột bực, trọn vẹn nhất mà một con người có thể thực hiện.

Philip Kosloski
Chuyển ngữ: Nhóm Phiên dịch Mai Khôi
https://aleteia.org
Về đầu trang