Chẳng phải để... "nói xấu đàn bà" đâu...!

Đương thời không được đánh giá cao. Mãi đến cuối thế kỷ 19, tài năng của Johannes Vermeer mới được nhìn nhận. Và cho đến ngày nay, ông được xem là một trong những bậc thầy của hội họa phương Tây, đứng ở vị trí hàng đầu trong nghệ thuật diễn tả ánh sáng, diễn tả những không gian tĩnh lặng với những bảng màu đặc biệt tinh tế, sâu lắng... Source: fb.com/Nguhuart/posts/3930801830324962

"Người đàn bà cân vàng" (Woman Holding a Balance)-tranh sơn dầu vẽ năm 1665-là bức tranh nổi tiếng nhất của họa sĩ người Hà Lan Johannes Vermeer (1632-1675).

Đương thời không được đánh giá cao. Mãi đến cuối thế kỷ 19, tài năng của Johannes Vermeer mới được nhìn nhận. Và cho đến ngày nay, ông được xem là một trong những bậc thầy của hội họa phương Tây, đứng ở vị trí hàng đầu trong nghệ thuật diễn tả ánh sáng, diễn tả những không gian tĩnh lặng với những bảng màu đặc biệt tinh tế, sâu lắng...

Bức tranh này, đương thời, cũng không được chú ý. Trong cái nhìn "lý lịch chủ nghĩa", người ta cho rằng Johannes Vermeer vẽ vợ mình, một phụ nữ "chật vật" với ông chồng quá nghệ sĩ chẳng làm ra tiền, một mình phải nuôi đến 14 đứa con. Mỗi lần mang thai là mỗi lần bà phải kiểm kê tài sản liệu có nuôi nổi con hay không...!

Ở cuối thế kỷ 19, người ta nhìn bức tranh khác hơn. Với sự lên ngôi của cái nhìn "kinh nghiệm hay ấn tượng chủ nghĩa", bức tranh được/bị cho là "Nói xấu đàn bà". Thì hãy xem dáng dấp với ánh mắt bà ta kìa! Sao mà đắm đuối, say sưa thế! Bà ta hầu như quên hẳn thế giới chung quanh! Quên hẳn đứa bé trong bụng mình...! Mà chẳng phải đàn bà vốn thế sao? Cuộc sống của họ chỉ có thế...! Chỉ biết "vật chất"...!

Từ những năm 1980, khi cách tiếp cận "Ký hiệu học" (Semiotics) đối với nghệ thuật trở nên phổ biến, người ta nhìn thấy bức tranh càng khác hơn. Xem tranh, người ta không cần quan tâm đến tác giả nữa. Người ta cũng phải biết gạt bỏ các ấn tượng hay kinh nghiệm chủ quan của mình. Trước mắt, chỉ là bức tranh: thế giới của các ký hiệu thị giác. Tính chất và sự tương tác của các ký hiệu thị giác làm nên hình thức-biểu xúc, biểu ý... của tranh...!

Trong cách nhìn này, người ta mới thấy vị trí và ý nghĩa đặc biệt của bức tranh treo trên tường trong tranh. Đó là tranh thể hiện chủ đề "cuộc phán xử cuối cùng của Chúa". Hình ảnh người phụ nữ mang thai gối trên nền bức tranh "cuộc phán xử cuối cùng của Chúa" đã tạo nên một trường liên tưởng, hay trường nghĩa: sự liên hệ giữa cái sống, cái chết và sự phán xét về ý nghĩa cũng như giá trị cuộc đời...!

Bức tranh trong cách nhìn như vậy, không còn là để "nói xấu đàn bà nữa". Nó thể hiện một cái nhìn triết lý nhân sinh: trong ý thức về ý nghĩa và giá trị đời người giữa cái sống và cái chết, con người ta phải biết tự cân bằng giữa các đại lượng vật chất (lưu ý hình ảnh cái cân)... Ánh sáng và không gian tĩnh lặng của tranh, thể hiện một tinh thần chiêm nghiệm...!


Một tác phẩm nghệ thuật bất hủ không chỉ bất tử. Nó không ngừng được tái sinh trong những cách nhìn khác nhau. Trong cách nhìn mới, "Người đàn bà cân vàng" của Johannes Vermeer càng trở nên... bất hủ!

Nguyên Hưng

Bài về chủ đề Hội hoạ-Nhiếp ảnh:
Về đầu trang